top of page
melinda993

3 bí quyết chấm dứt tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc

Vào thời của ông cha ta ngày trước, chữ “nản chí” hầu như không xuất hiện trong từ điển cuộc đời của bao người. Bất luận là gặp bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu giông bão, họ đều tìm cách cách đối mặt để vượt qua mọi giông bão trên đường đời.


Còn giữa thời đại kim tiền ngày nay, khi con người đã có đủ đầy tiện nghi vật chất, song lại có một thực trạng đáng buồn rằng: bộ phận giới trẻ lúc bấy giờ đa phần đều thiếu hụt ý chí và nghị lực sống. Họ rất dễ đánh mất động lực, rất dễ nhụt chí khi gặp chút trở ngại, khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hoang mang, vô định, mất phương hướng và ý nghĩa cuộc đời của phần đông người trẻ ở xã hội hiện đại.


Nguyên nhân gây ra tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc

Trên thực tế, tình trạng dễ nhụt chí xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do nghịch cảnh, khó khăn ập đến quá sức bất ngờ, khiến con người ta rối trí và cảm thấy khó lòng trụ vững để có thể tiến bước và hoàn thành mục tiêu ban đầu. Có thể là do bản thân ta quá ham thích nhiều thứ, không hề toàn tâm toàn ý vào một việc, để rồi từ đó khiến tâm trí bị phân tán, rơi vào tình trạng "đứng núi này, trông núi nọ".

Hoặc nguyên nhân đáng nói nhất xảy ra với phần đông người trẻ hiện nay, chính là do cuộc sống quá đủ đầy, quá sung túc, khiến đa phần lớp trẻ đều sẽ sinh tâm lý chóng chán vì nghĩ rằng: “Không được việc này thì sẽ được việc khác, sao phải lo?”

Chán nản
Nếu thiếu hụt nghị lực và không biết cách tự tạo động lực cho riêng mình, cuộc đời bạn sẽ chẳng thể nào đạt được thành tựu gì lớn lao.

Vì vậy, cũng từ những nguyên nhân trên mà suy ngẫm kỹ, chúng ta đều có thể thấy rằng tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc kỳ thực đến từ việc thiếu đi Nghị Lực - động lực thật sự bên trong mỗi người chúng ta. Và tất nhiên, phàm làm người thì động lực là cái mấu chốt quan trọng để bứt phá vươn lên, để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn vì khó khăn trước mắt.

Khi thiếu đi động lực trong cuộc sống, bản thân chúng ta lập tức sẽ sinh ra trạng thái trì trệ, chán nản, không muốn làm gì. Nếu trạng thái này kéo dài, cuộc đời của chúng ta từ đó cũng rơi vào vòng lặp của sự vô định, hoang mang về ý nghĩa cuộc đời. Đây chính là lý do vì sao những người không có nghị lực và hay nhụt chí trước khó khăn, thách thức sẽ rất dễ mất phương hướng giữa đường đời.

Như thế nào mới là động lực thật sự?

Động lực là một khái niệm cụ thể nhưng dễ dẫn đến hiểu lầm. Nhiều người, khi nghe nói đến động lực thì liền liên tưởng đến một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, khiến chúng ta “khát khao”, mong muốn phải làm điều gì đó cho bằng được. Song khi suy ngẫm kỹ càng, những mong muốn “cháy bỏng” thường rất dễ nhầm lẫn giữa “động lực thật sự” và “cảm giác kích thích nhất thời”.


Thông thường, cảm giác kích thích/hứng thú nhất thời sẽ đến từ các tác nhân bên ngoài như lương thưởng, KPI, v.v…Hoặc đến từ trạng thái cảm xúc tiêu cực như cảm giác tội lỗi khi không làm gì, thói quen muốn làm hài lòng mọi người,v.v… Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày, nếu ta chỉ biết bám chấp vào những yếu tố bên ngoài để tạo động lực cho bản thân, vậy thì kỳ thực cuộc đời ta sẽ chẳng đi đến đâu cả.


Thử tưởng tượng xem, nếu “động lực” của bạn chỉ đến từ những tác nhân ngoại cảnh, vậy thì khi những yếu tố bên ngoài đó mất đi, hoặc khi bạn không đạt được mục tiêu mình theo đuổi, tức thì cảm giác “kích thích” đó sẽ bay biến theo thời gian.


Hoặc nếu nguồn năng lượng để bạn thiết lập mục tiêu chỉ đến từ những trạng thái tiêu cực, đem lại những gánh nặng vô hình, vậy thì kết cục điều này cũng chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì. Nói đơn giản hơn, đây vốn là một việc bào mòn sức khỏe tinh thần. Và khi không có tinh thần, bạn sẽ chẳng thể nào duy trì những gì cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra.


Turn impossible into possible
“Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn.”- Paul J. Meyer.

Động lực thật sự, kỳ thực, là đến từ bên trong chúng ta. Điều này có nghĩa là bản thân mỗi người phải hiểu động lực là gì, xuất phát từ đâu, làm thế nào để tự tạo động lực cho mình. Và chính mỗi người phải duy trì động lực cho bản thân bằng sự tự kỷ luật và những yếu tố đem lại sự khích lệ cần thiết.


Khi biết cách tạo động lực từ bên trong, tức là bạn cũng đang nuôi dưỡng nghị lực thêm vững mạnh. Và đây cũng chính là loại động lực thật sự bền bỉ, trường tồn, giúp bạn có thể vững bước và vượt qua mọi sóng gió, khó khăn trong cuộc đời.


3 bí quyết chấm dứt tình trạng dễ nản chí, dễ bỏ cuộc

Sau đây là 3 bí kíp mà tôi đã đúc kết để giúp bạn dứt bỏ tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc khi đối mặt với những khó khăn, thách thức và sóng gió trong cuộc đời. Đồng thời, đây cũng chính là những phương pháp giúp bạn tạo được động lực thật sự bên trong bản thân.


1. Có lý do đủ lớn, bạn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc

Khi một món đồ đắt tiền bị hỏng, chúng ta sẽ không dễ dàng bỏ đi. Thay vào đó, chúng ta sẽ tìm mọi cách để sửa nó vì chúng ta đều biết rằng, món đồ đó đắt tiền.


Tương tự như một người đã làm cha, làm mẹ sẽ không dễ dàng từ bỏ hôn nhân mỗi khi có gây gổ, bất hòa với người chồng, người vợ bên cạnh mình. Đó là bởi lẽ họ hiểu được tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình với cuộc đời con cái, là vì họ hiểu rằng mái ấm gia đình và tình yêu thương từ cả cha mẹ có tác động sâu sắc tới cuộc đời của con cái ra sao.


Và điều này cũng giống như một người thầy/cô giáo sẽ không dễ dàng từ bỏ việc dạy học nếu như họ hiểu rằng, giá trị của giáo dục có tác động rất lớn đối với cuộc đời của học sinh.


Lý do càng sâu sắc và dựa trên sự hiểu biết đúng đắn thì càng lâu bền. Vì vậy, nếu như bạn đang cảm thấy nản chí với chính mục tiêu mình đã đề ra, hãy quay lại và trả lời thật kỹ câu hỏi: Tại sao mình lại bắt đầu?


2. Có tư duy đường dài, bạn sẽ chẳng để sự “nản chí” kéo chân

Sự nản chí thường đến từ việc chúng ta mong cầu kết quả - sự thành công mỹ mãn mà ta vẫn hằng mong ước. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải hiểu rằng “đủ nắng hoa mới nở, đủ nhân duyên quả mới trổ”. Thường thì sự ngọt ngào của thành quả được đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi và nước mắt trong nhiều năm trời.


Ví như, một người trồng cao su muốn 1 năm thu hoạch 2 lần như những người trồng lúa, tức thì thì họ sẽ nản chí ngay.


Vì vậy, hãy hạ bớt tâm mong cầu của bản thân, bỏ đi tư duy “ăn xổi” và từng bước tiến về phía trước. Chúng ta không cần chạy đua với ai, mỗi ngày tiến lên một chút, miễn là duy trì trong dài hạn. Điều này tương tự như câu nói: “Cái chúng ta muốn là Thành Quả nhưng cái chúng ta nhận được lại là một Quá Trình. Hãy tập trung vào Quá Trình trước mắt, Thành Quả sẽ tự đến phía sau.”


3. Có được 3 Báu Vật Cuộc Đời, bạn sẽ rèn được ý chí sắt đá

Ai ai cũng sẽ có những lúc yếu lòng và nản chí trước nghịch cảnh, trước khó khăn sóng gió cuộc đời. Vì vậy để có thể đứng vững trước những khó khăn gian trở đó, Ba Báu Vật Cuộc Đời (Thầy hiền trí - Nhóm bạn tốt - Sách tinh hoa) sẽ là những yếu tố cốt lõi giúp chúng ta phát triển nội lực.


Hãy tìm kiếm đến những vị thầy hiền trí giúp bạn vun bồi nhân sinh quan, đưa bạn đến một tầng bậc nhận thức cao hơn trong hành trình cuộc đời. Hãy sưu tầm vài câu nói khai thị có sức mạnh rất lớn đưa chúng ta thoát khỏi vũng bùn luẩn quẩn. Hãy dành ít nhất 10-20p mỗi ngày để đọc một cuốn sách (đọc theo từng chương) có nội dung liên quan đến điều mà bạn đang theo đuổi.


Và phương pháp hiệu quả nhất là tham gia những nhóm bạn/nhóm học có chung mục tiêu, chung chí hướng, biết kỷ luật, biết nâng đỡ, biết động viên và đồng hành cùng nhau thêm tiến bước. Điều này giống như việc rèn luyện cùng 100 người ai cũng kỷ luật, bạn sẽ là người 101. Khi biết tận dụng sức mạnh tập thể, nghị lực của bạn sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường.


Và nếu bạn không rõ làm sao để có được nhóm bạn cùng đồng hành, cùng nâng đỡ, cùng kỷ luật để rèn luyện bản thân tiến bước. Trong khóa 3 Ngày X3 Năng Suất tại Viện đào tạo Bách Khoa BKE, tôi và đội ngũ kế thừa sẽ giúp bạn lập nên nhóm bạn tốt, có chung 3 Báu Vật Cuộc Đời và xây dựng lối sống hướng thượng.


Lời kết

Kỳ thực trong cuộc sống, ai ai trong chúng ta cũng đôi lúc vướng vào trạng thái chán nản, muốn từ bỏ hết mọi thứ mình đang làm. Song, nếu chúng ta học được cách rèn luyện nghị lực, tự tạo được động lực và nuôi dưỡng nội lực vững mạnh. Vậy thì dù có đối mặt với bao trở ngại thì tự bản thân chúng ta cũng sẽ nhanh chóng hồi phục sức mạnh tinh thần để vượt qua!




3 bí quyết chấm dứt tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc

Vào thời của ông cha ta ngày trước, chữ “nản chí” hầu như không xuất hiện trong từ điển cuộc đời của bao người. Bất luận là gặp bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu giông bão, họ đều tìm cách cách đối mặt để vượt qua mọi giông bão trên đường đời.


Còn giữa thời đại kim tiền ngày nay, khi con người đã có đủ đầy tiện nghi vật chất, song lại có một thực trạng đáng buồn rằng: bộ phận giới trẻ lúc bấy giờ đa phần đều thiếu hụt ý chí và nghị lực sống. Họ rất dễ đánh mất động lực, rất dễ nhụt chí khi gặp chút trở ngại, khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hoang mang, vô định, mất phương hướng và ý nghĩa cuộc đời của phần đông người trẻ ở xã hội hiện đại.


Nguyên nhân gây ra tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc

Trên thực tế, tình trạng dễ nhụt chí xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do nghịch cảnh, khó khăn ập đến quá sức bất ngờ, khiến con người ta rối trí và cảm thấy khó lòng trụ vững để có thể tiến bước và hoàn thành mục tiêu ban đầu. Có thể là do bản thân ta quá ham thích nhiều thứ, không hề toàn tâm toàn ý vào một việc, để rồi từ đó khiến tâm trí bị phân tán, rơi vào tình trạng "đứng núi này, trông núi nọ".

Hoặc nguyên nhân đáng nói nhất xảy ra với phần đông người trẻ hiện nay, chính là do cuộc sống quá đủ đầy, quá sung túc, khiến đa phần lớp trẻ đều sẽ sinh tâm lý chóng chán vì nghĩ rằng: “Không được việc này thì sẽ được việc khác, sao phải lo?”

Chán nản
Nếu thiếu hụt nghị lực và không biết cách tự tạo động lực cho riêng mình, cuộc đời bạn sẽ chẳng thể nào đạt được thành tựu gì lớn lao.

Vì vậy, cũng từ những nguyên nhân trên mà suy ngẫm kỹ, chúng ta đều có thể thấy rằng tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc kỳ thực đến từ việc thiếu đi Nghị Lực - động lực thật sự bên trong mỗi người chúng ta. Và tất nhiên, phàm làm người thì động lực là cái mấu chốt quan trọng để bứt phá vươn lên, để có thể hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn vì khó khăn trước mắt.

Khi thiếu đi động lực trong cuộc sống, bản thân chúng ta lập tức sẽ sinh ra trạng thái trì trệ, chán nản, không muốn làm gì. Nếu trạng thái này kéo dài, cuộc đời của chúng ta từ đó cũng rơi vào vòng lặp của sự vô định, hoang mang về ý nghĩa cuộc đời. Đây chính là lý do vì sao những người không có nghị lực và hay nhụt chí trước khó khăn, thách thức sẽ rất dễ mất phương hướng giữa đường đời.

Như thế nào mới là động lực thật sự?

Động lực là một khái niệm cụ thể nhưng dễ dẫn đến hiểu lầm. Nhiều người, khi nghe nói đến động lực thì liền liên tưởng đến một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, khiến chúng ta “khát khao”, mong muốn phải làm điều gì đó cho bằng được. Song khi suy ngẫm kỹ càng, những mong muốn “cháy bỏng” thường rất dễ nhầm lẫn giữa “động lực thật sự” và “cảm giác kích thích nhất thời”.


Thông thường, cảm giác kích thích/hứng thú nhất thời sẽ đến từ các tác nhân bên ngoài như lương thưởng, KPI, v.v…Hoặc đến từ trạng thái cảm xúc tiêu cực như cảm giác tội lỗi khi không làm gì, thói quen muốn làm hài lòng mọi người,v.v… Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày, nếu ta chỉ biết bám chấp vào những yếu tố bên ngoài để tạo động lực cho bản thân, vậy thì kỳ thực cuộc đời ta sẽ chẳng đi đến đâu cả.


Thử tưởng tượng xem, nếu “động lực” của bạn chỉ đến từ những tác nhân ngoại cảnh, vậy thì khi những yếu tố bên ngoài đó mất đi, hoặc khi bạn không đạt được mục tiêu mình theo đuổi, tức thì cảm giác “kích thích” đó sẽ bay biến theo thời gian.


Hoặc nếu nguồn năng lượng để bạn thiết lập mục tiêu chỉ đến từ những trạng thái tiêu cực, đem lại những gánh nặng vô hình, vậy thì kết cục điều này cũng chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì. Nói đơn giản hơn, đây vốn là một việc bào mòn sức khỏe tinh thần. Và khi không có tinh thần, bạn sẽ chẳng thể nào duy trì những gì cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra.


Turn impossible into possible
“Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn.”- Paul J. Meyer.

Động lực thật sự, kỳ thực, là đến từ bên trong chúng ta. Điều này có nghĩa là bản thân mỗi người phải hiểu động lực là gì, xuất phát từ đâu, làm thế nào để tự tạo động lực cho mình. Và chính mỗi người phải duy trì động lực cho bản thân bằng sự tự kỷ luật và những yếu tố đem lại sự khích lệ cần thiết.


Khi biết cách tạo động lực từ bên trong, tức là bạn cũng đang nuôi dưỡng nghị lực thêm vững mạnh. Và đây cũng chính là loại động lực thật sự bền bỉ, trường tồn, giúp bạn có thể vững bước và vượt qua mọi sóng gió, khó khăn trong cuộc đời.


3 bí quyết chấm dứt tình trạng dễ nản chí, dễ bỏ cuộc

Sau đây là 3 bí kíp mà tôi đã đúc kết để giúp bạn dứt bỏ tình trạng dễ chán, dễ nản, dễ bỏ cuộc khi đối mặt với những khó khăn, thách thức và sóng gió trong cuộc đời. Đồng thời, đây cũng chính là những phương pháp giúp bạn tạo được động lực thật sự bên trong bản thân.


1. Có lý do đủ lớn, bạn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc

Khi một món đồ đắt tiền bị hỏng, chúng ta sẽ không dễ dàng bỏ đi. Thay vào đó, chúng ta sẽ tìm mọi cách để sửa nó vì chúng ta đều biết rằng, món đồ đó đắt tiền.


Tương tự như một người đã làm cha, làm mẹ sẽ không dễ dàng từ bỏ hôn nhân mỗi khi có gây gổ, bất hòa với người chồng, người vợ bên cạnh mình. Đó là bởi lẽ họ hiểu được tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình với cuộc đời con cái, là vì họ hiểu rằng mái ấm gia đình và tình yêu thương từ cả cha mẹ có tác động sâu sắc tới cuộc đời của con cái ra sao.


Và điều này cũng giống như một người thầy/cô giáo sẽ không dễ dàng từ bỏ việc dạy học nếu như họ hiểu rằng, giá trị của giáo dục có tác động rất lớn đối với cuộc đời của học sinh.


Lý do càng sâu sắc và dựa trên sự hiểu biết đúng đắn thì càng lâu bền. Vì vậy, nếu như bạn đang cảm thấy nản chí với chính mục tiêu mình đã đề ra, hãy quay lại và trả lời thật kỹ câu hỏi: Tại sao mình lại bắt đầu?


2. Có tư duy đường dài, bạn sẽ chẳng để sự “nản chí” kéo chân

Sự nản chí thường đến từ việc chúng ta mong cầu kết quả - sự thành công mỹ mãn mà ta vẫn hằng mong ước. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải hiểu rằng “đủ nắng hoa mới nở, đủ nhân duyên quả mới trổ”. Thường thì sự ngọt ngào của thành quả được đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi và nước mắt trong nhiều năm trời.


Ví như, một người trồng cao su muốn 1 năm thu hoạch 2 lần như những người trồng lúa, tức thì thì họ sẽ nản chí ngay.


Vì vậy, hãy hạ bớt tâm mong cầu của bản thân, bỏ đi tư duy “ăn xổi” và từng bước tiến về phía trước. Chúng ta không cần chạy đua với ai, mỗi ngày tiến lên một chút, miễn là duy trì trong dài hạn. Điều này tương tự như câu nói: “Cái chúng ta muốn là Thành Quả nhưng cái chúng ta nhận được lại là một Quá Trình. Hãy tập trung vào Quá Trình trước mắt, Thành Quả sẽ tự đến phía sau.”


3. Có được 3 Báu Vật Cuộc Đời, bạn sẽ rèn được ý chí sắt đá

Ai ai cũng sẽ có những lúc yếu lòng và nản chí trước nghịch cảnh, trước khó khăn sóng gió cuộc đời. Vì vậy để có thể đứng vững trước những khó khăn gian trở đó, Ba Báu Vật Cuộc Đời (Thầy hiền trí - Nhóm bạn tốt - Sách tinh hoa) sẽ là những yếu tố cốt lõi giúp chúng ta phát triển nội lực.


Hãy tìm kiếm đến những vị thầy hiền trí giúp bạn vun bồi nhân sinh quan, đưa bạn đến một tầng bậc nhận thức cao hơn trong hành trình cuộc đời. Hãy sưu tầm vài câu nói khai thị có sức mạnh rất lớn đưa chúng ta thoát khỏi vũng bùn luẩn quẩn. Hãy dành ít nhất 10-20p mỗi ngày để đọc một cuốn sách (đọc theo từng chương) có nội dung liên quan đến điều mà bạn đang theo đuổi.


Và phương pháp hiệu quả nhất là tham gia những nhóm bạn/nhóm học có chung mục tiêu, chung chí hướng, biết kỷ luật, biết nâng đỡ, biết động viên và đồng hành cùng nhau thêm tiến bước. Điều này giống như việc rèn luyện cùng 100 người ai cũng kỷ luật, bạn sẽ là người 101. Khi biết tận dụng sức mạnh tập thể, nghị lực của bạn sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường.


Và nếu bạn không rõ làm sao để có được nhóm bạn cùng đồng hành, cùng nâng đỡ, cùng kỷ luật để rèn luyện bản thân tiến bước. Trong khóa 3 Ngày X3 Năng Suất tại Viện đào tạo Bách Khoa BKE, tôi và đội ngũ kế thừa sẽ giúp bạn lập nên nhóm bạn tốt, có chung 3 Báu Vật Cuộc Đời và xây dựng lối sống hướng thượng.


Lời kết

Kỳ thực trong cuộc sống, ai ai trong chúng ta cũng đôi lúc vướng vào trạng thái chán nản, muốn từ bỏ hết mọi thứ mình đang làm. Song, nếu chúng ta học được cách rèn luyện nghị lực, tự tạo được động lực và nuôi dưỡng nội lực vững mạnh. Vậy thì dù có đối mặt với bao trở ngại thì tự bản thân chúng ta cũng sẽ nhanh chóng hồi phục sức mạnh tinh thần để vượt qua!




377 views0 comments
bottom of page