top of page
melinda993

3 TRIẾT LÝ KINH DỊCH GIÚP ĐƯỜNG ĐỜI HANH THÔNG, CUỘC SỐNG BÌNH YÊN!

Updated: Jul 27, 2023

Thời xa xưa, các bậc tiên hiền đã viết nên bộ “Thiên Cổ Kỳ Thư” - Kinh Dịch với mong muốn lưu giữ nguồn tri thức tinh hoa, giúp cho đời sau hiểu sâu về đạo xử thế, quy luật vạn vật đất trời, rồi từ đó có thêm góc nhìn đa chiều, có những quyết định sáng suốt, có được một cuộc sống bình yên, thêm hài hòa, thành công và hạnh phúc.


Trong bài viết này, tôi sẽ nêu ra 3 triết lý Kinh Dịch quý báu về thái độ sống, về đạo làm người mà bất kỳ ai cũng có thể ứng dụng và giúp cho cuộc sống thêm hanh thông. Tuy nhiên, bạn cần đọc qua khái quát về định nghĩa Kinh Dịch để hiểu được lý do vì sao bộ “Thiên Cổ Kỳ Thư” này đây lại có thể lợi hại đến vậy.

KHÁI QUÁT VỀ KINH DỊCH

Kinh Dịch là hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại, giúp ta thấy được nhiều góc nhìn, nhiều hướng đi có thể xảy ra trong vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử, từ đó giúp ta dễ dàng đưa ra các quyết định cho nhiều vấn đề trong cuộc sống như: hôn nhân, xuất hành, các vận hạn trong tương lai gần.


Lý do vì sao Kinh Dịch lại có thể dự đoán vận hạn, đó là vì nó dựa vào sự tương giao âm dương mà tạo thành Tứ Tượng, sinh ra Bát Quái bao gồm 8 quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Tám quẻ này, kết hợp với 8 phương, tạo ra 8 x 8 = 64 quẻ tương ứng với 64 quy luật vạn vật vũ trụ, tương ứng với 64 triết lý giúp con người có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc.


Hơn thế nữa, mỗi câu Kinh Dịch còn đều hàm chứa đạo lý sâu xa, kiến thức rộng lớn về vạn vật nhân sinh. Đọc và hiểu được Kinh Dịch sẽ hình thành nên tư duy đúng đắn, có lối suy luận chặt chẽ về sự vận động của mọi sự vật, vạn việc có trong vũ trụ từ hàng nghìn năm xa xưa.


Sau đây là 3 triết lý từ Kinh Dịch cho ta lẽ sống đúng đắn, giúp ta vun bồi góc nhìn sáng suốt cho nhân sinh quan; và từ đó có thêm chất liệu nuôi dưỡng cho hạnh phúc và thành công bền vững mà ta có thể đạt được trong cuộc đời.

1. Đừng thấy việc nhỏ mà khinh khi, cơ hội đến thành công đều khởi điểm từ việc nhỏ

Cổ ngữ có câu: “Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật.” Nghĩa là, người quân tử đoán định thời cơ, thấy cơ hội thì nắm lấy, thấy sự việc mà hành động, không chờ đợi đắn đo.

Trong cuộc sống, có nhiều người thường rơi vào trạng thái “đứng núi này, trông núi nọ”, cơ hội trước mắt không nắm lấy mà chỉ nghĩ về những thứ xa vời. Rốt cuộc sẽ rơi vào cảnh ngày đêm trông ngóng, cầu mà không được, cả đời sống dằn vặt khổ sở, không thể nào có được sự thành công cũng như một cuộc sống bình yên cho riêng mình.

Kỳ thực, cơ hội cho chúng ta luôn nằm ở những việc rất nhỏ. Nhưng có người vì ham cầu danh lợi mà khinh khi tiểu tiết, họ đã quên mất rằng, mọi việc lớn đều từ việc nhỏ tích lũy mà thành. Muốn lên chỗ cao, phải khởi từ chỗ thấp. Muốn làm nên đại sự, phải chăm chỉ từ việc nhỏ từ hiện tại.

Hình ảnh cổ nhân cầm sách
Con người có thành công hay không, tất thảy phụ thuộc vào thái độ sống, thái độ làm việc của chúng ta như thế nào.

Quẻ Tiệm (漸) trong Kinh Dịch đã ngụ ý, muốn thành quả như ý thì tiến bước từ từ. Chúng ta không nên nóng nảy, không hấp tấp, phải đặt kế hoạch tiến từng bước vững chắc thì mới không vấp váp, không bị khốn cùng. Và khi quan sát kỹ càng trong chính đời sống thường nhật, bản thân ta cũng có thể thấy rằng, mọi thất bại to nhỏ đều là do khinh suất, bất cẩn, hấp tấp mà ra.

Vì vậy, khi thấy cơ hội ngay trước mắt, dù cơ hội đó chỉ khởi điểm từ những tiểu tiết nhỏ nhặt, cũng phải nhanh chóng nắm lấy và làm tốt việc với một thái độ tận tâm, tận lực.

2. Học được cách giữ tâm an tĩnh là báu vật lớn nhất đời người, cuộc sống bình yên cũng từ đây mà ra!

Kinh Dịch có câu: “Nhạc thiên tri mệnh, cố bất ưu.” Có ý nghĩa rằng, biết thuận theo thời thế, thấu hiểu thiên mệnh thì không phải lo phiền.

Tâm một người nếu không yên, luôn lo âu thấp thỏm, dễ dàng bị xung động bởi ngoại cảnh thì sẽ luôn cảm thấy sợ hãi trước những điều không hay hiện hữu trong cuộc đời. Người lúc nào cũng “lo được, lo mất” thì khó mà làm nên đại sự, khó có được cuộc sống bình yên, thành công hay hạnh phúc. Bởi khi gặp việc nhỏ cũng lúng túng, lo sợ thì chẳng thể nào đảm đương nổi việc lớn, không thể nào cảm nhận được sự hạnh phúc hiện hữu trong từng phút giây cuộc đời.

Hình ảnh cổ nhân
Tâm bình thì cảnh sẽ bình. Hạnh phúc trong đời người tất thảy cũng do tâm không dao động, tâm thật an tĩnh mà ra.

Ngược lại, một người lấy tính “điềm đạm” làm căn bản, có thể tịnh tâm trong mọi sự thì bất kể có sóng to, gió lớn đến đâu họ cũng đều thong dong vượt qua, không chút e ngại.

Hết thảy phiền não của con người đều do tâm mình sinh ra. Sự trưởng thành, chín chắn của một con người cũng bắt đầu từ việc suy xét lại tâm mình. Vì vậy, muốn có được một tinh thần vững chãi, không dao động trước ngoại cảnh như các bậc chí nhân, hãy dành thời gian dọn dẹp khu vườn tâm của mình.

Chỉ khi trong tâm thanh tịnh, không còn vướng mắc thì phần Trí Tuệ mới có thể trở nên sáng suốt, giúp ta dũng cảm tiến về phía trước và giải quyết vấn đề bằng tư duy đúng đắn.

3. Biết nghĩ cho người khác là một loại trí tuệ, biết lợi cho người khác cho kiếp người thêm ý nghĩa

Người trí tuệ làm việc gì cũng thường nghĩ đến điều lợi cho người khác, cho thiên nhiên vạn vật xung quanh mình. Bởi họ hiểu rằng, không có gì tồn tại độc lập, không liên quan và không nhờ cậy đến thứ khác trên thế gian này.


Tất thảy vạn vật đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Tương tự như việc con người sống trong xã hội, ai ai cũng không tách khỏi sự tác động và hỗ trợ từ người khác.Một người có năng lực lớn mạnh đến đâu, có trí tuệ uyên bác đến dường nào thì cũng chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong vũ trụ bất tận này.

Hình ảnh cổ nhân đang trò chuyện
Mình được lợi thì cũng nên nghĩ lợi cho người khác, như thế mới là người khôn ngoan.

Sách Luận ngữ cũng đề cập về sự sẻ chia và giúp đỡ người xung quanh: “Kỷ dục lập nhi lập nhân. Kỷ dục đạt nhi đạt nhân.” Nghĩa là, muốn lập gì cũng nên lập cho người khác, muốn đạt được gì cũng nên cho người khác đạt được.

Cũng như trong Kinh Dịch có đề cập: “Dưỡng vật bất cùng, mạc quá hồ tỉnh.” Ý chỉ rằng, nuôi dưỡng vạn vật mãi mà chẳng hết, không gì hơn bằng giếng nước. Giếng mang nước đến cho con người, làm lợi vạn vật. Tuy ở chỗ thấp nhưng luôn tạo phúc cho đời.

Quẻ “Tỉnh” (井) trong Kinh dịch cũng ngụ ý rằng: “Ban ơn cho người khác chính là một cách tuyệt vời để cải thiện bản thân mình.” Muốn đạt được thành tựu mỹ mãn cũng phải nghĩ cho người khác được thành tựu.

Một người có thể nghĩ đến người khác khi làm bất kỳ điều gì thì cũng sẽ nhận được hồi báo tốt đẹp: gặp khó khăn có quý nhân phù trợ, tinh thần phấn chấn bởi sự thiện lương, kết được nhiều thiện duyên trong cuộc sống,...

LỜI KẾT

Kinh Dịch hàm chứa bao triết lý đời người sâu sắc, bao quy luật vận hành của đất trời như thế đấy. Thế mới nói, học Kinh dịch là để tỏ tường đạo xử thế trong xã hội, hiểu rõ về nhân sinh và quy luật vạn vật, đất trời.

Người học và hiểu được Kinh dịch cũng đã lĩnh hội được nguồn tri thức bao la ở một tầng bậc sâu rộng hơn cả. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ và ứng dụng Kinh Dịch sai cách sẽ rất dễ dính mắc vào ý nghĩa các quẻ-hào, dễ khiến cuộc đời rối rắm, sa vào hệ lụy khó lường, lận đận suốt đời không lối thoát.

Sắp tới tôi có mở lớp Kinh Dịch. Tại lớp này, tôi sẽ chia sẻ rất kỹ để các bạn có thể:

- Hiểu đúng về Kinh Dịch, tránh mê tín, phụ thuộc, ứng dụng sai Nhân Quả

- Hiểu được triết lý Nhân Sinh quan, đạo đối nhân xử thế trong Kinh Dịch

- Nắm được cốt lõi 64 Quẻ trong Kinh Dịch, biết cách luận quẻ, gieo quẻ

- Dự đoán được cát hung của sự việc, hiện tượng

- Ứng dụng trong kinh doanh, tuyển dụng, hôn nhân, gia đình,...

Bạn nào quan tâm thì xem chi tiết tại: Kinh Dịch - Đạo của người quân tử


3 TRIẾT LÝ KINH DỊCH GIÚP ĐƯỜNG ĐỜI HANH THÔNG, CUỘC SỐNG BÌNH YÊN!

Updated: Jul 27, 2023

Thời xa xưa, các bậc tiên hiền đã viết nên bộ “Thiên Cổ Kỳ Thư” - Kinh Dịch với mong muốn lưu giữ nguồn tri thức tinh hoa, giúp cho đời sau hiểu sâu về đạo xử thế, quy luật vạn vật đất trời, rồi từ đó có thêm góc nhìn đa chiều, có những quyết định sáng suốt, có được một cuộc sống bình yên, thêm hài hòa, thành công và hạnh phúc.


Trong bài viết này, tôi sẽ nêu ra 3 triết lý Kinh Dịch quý báu về thái độ sống, về đạo làm người mà bất kỳ ai cũng có thể ứng dụng và giúp cho cuộc sống thêm hanh thông. Tuy nhiên, bạn cần đọc qua khái quát về định nghĩa Kinh Dịch để hiểu được lý do vì sao bộ “Thiên Cổ Kỳ Thư” này đây lại có thể lợi hại đến vậy.

KHÁI QUÁT VỀ KINH DỊCH

Kinh Dịch là hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại, giúp ta thấy được nhiều góc nhìn, nhiều hướng đi có thể xảy ra trong vòng tuần hoàn sinh lão bệnh tử, từ đó giúp ta dễ dàng đưa ra các quyết định cho nhiều vấn đề trong cuộc sống như: hôn nhân, xuất hành, các vận hạn trong tương lai gần.


Lý do vì sao Kinh Dịch lại có thể dự đoán vận hạn, đó là vì nó dựa vào sự tương giao âm dương mà tạo thành Tứ Tượng, sinh ra Bát Quái bao gồm 8 quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Tám quẻ này, kết hợp với 8 phương, tạo ra 8 x 8 = 64 quẻ tương ứng với 64 quy luật vạn vật vũ trụ, tương ứng với 64 triết lý giúp con người có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc.


Hơn thế nữa, mỗi câu Kinh Dịch còn đều hàm chứa đạo lý sâu xa, kiến thức rộng lớn về vạn vật nhân sinh. Đọc và hiểu được Kinh Dịch sẽ hình thành nên tư duy đúng đắn, có lối suy luận chặt chẽ về sự vận động của mọi sự vật, vạn việc có trong vũ trụ từ hàng nghìn năm xa xưa.


Sau đây là 3 triết lý từ Kinh Dịch cho ta lẽ sống đúng đắn, giúp ta vun bồi góc nhìn sáng suốt cho nhân sinh quan; và từ đó có thêm chất liệu nuôi dưỡng cho hạnh phúc và thành công bền vững mà ta có thể đạt được trong cuộc đời.

1. Đừng thấy việc nhỏ mà khinh khi, cơ hội đến thành công đều khởi điểm từ việc nhỏ

Cổ ngữ có câu: “Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật.” Nghĩa là, người quân tử đoán định thời cơ, thấy cơ hội thì nắm lấy, thấy sự việc mà hành động, không chờ đợi đắn đo.

Trong cuộc sống, có nhiều người thường rơi vào trạng thái “đứng núi này, trông núi nọ”, cơ hội trước mắt không nắm lấy mà chỉ nghĩ về những thứ xa vời. Rốt cuộc sẽ rơi vào cảnh ngày đêm trông ngóng, cầu mà không được, cả đời sống dằn vặt khổ sở, không thể nào có được sự thành công cũng như một cuộc sống bình yên cho riêng mình.

Kỳ thực, cơ hội cho chúng ta luôn nằm ở những việc rất nhỏ. Nhưng có người vì ham cầu danh lợi mà khinh khi tiểu tiết, họ đã quên mất rằng, mọi việc lớn đều từ việc nhỏ tích lũy mà thành. Muốn lên chỗ cao, phải khởi từ chỗ thấp. Muốn làm nên đại sự, phải chăm chỉ từ việc nhỏ từ hiện tại.

Hình ảnh cổ nhân cầm sách
Con người có thành công hay không, tất thảy phụ thuộc vào thái độ sống, thái độ làm việc của chúng ta như thế nào.

Quẻ Tiệm (漸) trong Kinh Dịch đã ngụ ý, muốn thành quả như ý thì tiến bước từ từ. Chúng ta không nên nóng nảy, không hấp tấp, phải đặt kế hoạch tiến từng bước vững chắc thì mới không vấp váp, không bị khốn cùng. Và khi quan sát kỹ càng trong chính đời sống thường nhật, bản thân ta cũng có thể thấy rằng, mọi thất bại to nhỏ đều là do khinh suất, bất cẩn, hấp tấp mà ra.

Vì vậy, khi thấy cơ hội ngay trước mắt, dù cơ hội đó chỉ khởi điểm từ những tiểu tiết nhỏ nhặt, cũng phải nhanh chóng nắm lấy và làm tốt việc với một thái độ tận tâm, tận lực.

2. Học được cách giữ tâm an tĩnh là báu vật lớn nhất đời người, cuộc sống bình yên cũng từ đây mà ra!

Kinh Dịch có câu: “Nhạc thiên tri mệnh, cố bất ưu.” Có ý nghĩa rằng, biết thuận theo thời thế, thấu hiểu thiên mệnh thì không phải lo phiền.

Tâm một người nếu không yên, luôn lo âu thấp thỏm, dễ dàng bị xung động bởi ngoại cảnh thì sẽ luôn cảm thấy sợ hãi trước những điều không hay hiện hữu trong cuộc đời. Người lúc nào cũng “lo được, lo mất” thì khó mà làm nên đại sự, khó có được cuộc sống bình yên, thành công hay hạnh phúc. Bởi khi gặp việc nhỏ cũng lúng túng, lo sợ thì chẳng thể nào đảm đương nổi việc lớn, không thể nào cảm nhận được sự hạnh phúc hiện hữu trong từng phút giây cuộc đời.

Hình ảnh cổ nhân
Tâm bình thì cảnh sẽ bình. Hạnh phúc trong đời người tất thảy cũng do tâm không dao động, tâm thật an tĩnh mà ra.

Ngược lại, một người lấy tính “điềm đạm” làm căn bản, có thể tịnh tâm trong mọi sự thì bất kể có sóng to, gió lớn đến đâu họ cũng đều thong dong vượt qua, không chút e ngại.

Hết thảy phiền não của con người đều do tâm mình sinh ra. Sự trưởng thành, chín chắn của một con người cũng bắt đầu từ việc suy xét lại tâm mình. Vì vậy, muốn có được một tinh thần vững chãi, không dao động trước ngoại cảnh như các bậc chí nhân, hãy dành thời gian dọn dẹp khu vườn tâm của mình.

Chỉ khi trong tâm thanh tịnh, không còn vướng mắc thì phần Trí Tuệ mới có thể trở nên sáng suốt, giúp ta dũng cảm tiến về phía trước và giải quyết vấn đề bằng tư duy đúng đắn.

3. Biết nghĩ cho người khác là một loại trí tuệ, biết lợi cho người khác cho kiếp người thêm ý nghĩa

Người trí tuệ làm việc gì cũng thường nghĩ đến điều lợi cho người khác, cho thiên nhiên vạn vật xung quanh mình. Bởi họ hiểu rằng, không có gì tồn tại độc lập, không liên quan và không nhờ cậy đến thứ khác trên thế gian này.


Tất thảy vạn vật đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Tương tự như việc con người sống trong xã hội, ai ai cũng không tách khỏi sự tác động và hỗ trợ từ người khác.Một người có năng lực lớn mạnh đến đâu, có trí tuệ uyên bác đến dường nào thì cũng chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong vũ trụ bất tận này.

Hình ảnh cổ nhân đang trò chuyện
Mình được lợi thì cũng nên nghĩ lợi cho người khác, như thế mới là người khôn ngoan.

Sách Luận ngữ cũng đề cập về sự sẻ chia và giúp đỡ người xung quanh: “Kỷ dục lập nhi lập nhân. Kỷ dục đạt nhi đạt nhân.” Nghĩa là, muốn lập gì cũng nên lập cho người khác, muốn đạt được gì cũng nên cho người khác đạt được.

Cũng như trong Kinh Dịch có đề cập: “Dưỡng vật bất cùng, mạc quá hồ tỉnh.” Ý chỉ rằng, nuôi dưỡng vạn vật mãi mà chẳng hết, không gì hơn bằng giếng nước. Giếng mang nước đến cho con người, làm lợi vạn vật. Tuy ở chỗ thấp nhưng luôn tạo phúc cho đời.

Quẻ “Tỉnh” (井) trong Kinh dịch cũng ngụ ý rằng: “Ban ơn cho người khác chính là một cách tuyệt vời để cải thiện bản thân mình.” Muốn đạt được thành tựu mỹ mãn cũng phải nghĩ cho người khác được thành tựu.

Một người có thể nghĩ đến người khác khi làm bất kỳ điều gì thì cũng sẽ nhận được hồi báo tốt đẹp: gặp khó khăn có quý nhân phù trợ, tinh thần phấn chấn bởi sự thiện lương, kết được nhiều thiện duyên trong cuộc sống,...

LỜI KẾT

Kinh Dịch hàm chứa bao triết lý đời người sâu sắc, bao quy luật vận hành của đất trời như thế đấy. Thế mới nói, học Kinh dịch là để tỏ tường đạo xử thế trong xã hội, hiểu rõ về nhân sinh và quy luật vạn vật, đất trời.

Người học và hiểu được Kinh dịch cũng đã lĩnh hội được nguồn tri thức bao la ở một tầng bậc sâu rộng hơn cả. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ và ứng dụng Kinh Dịch sai cách sẽ rất dễ dính mắc vào ý nghĩa các quẻ-hào, dễ khiến cuộc đời rối rắm, sa vào hệ lụy khó lường, lận đận suốt đời không lối thoát.

Sắp tới tôi có mở lớp Kinh Dịch. Tại lớp này, tôi sẽ chia sẻ rất kỹ để các bạn có thể:

- Hiểu đúng về Kinh Dịch, tránh mê tín, phụ thuộc, ứng dụng sai Nhân Quả

- Hiểu được triết lý Nhân Sinh quan, đạo đối nhân xử thế trong Kinh Dịch

- Nắm được cốt lõi 64 Quẻ trong Kinh Dịch, biết cách luận quẻ, gieo quẻ

- Dự đoán được cát hung của sự việc, hiện tượng

- Ứng dụng trong kinh doanh, tuyển dụng, hôn nhân, gia đình,...

Bạn nào quan tâm thì xem chi tiết tại: Kinh Dịch - Đạo của người quân tử


bottom of page