top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

4 BÀI HỌC QUÝ GIÁ GIÚP BẠN TĂNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN

Updated: Apr 17, 2023

1/ Cho đi – Nhưng đừng để bản thân bị lợi dụng

Người sống với tấm lòng nhân ái, rộng lượng, luôn sẵn lòng cho đi, giúp đỡ người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn chắc chắn sẽ gặp được những phước báo to lớn; cuộc sống nhờ đó mà được bình an, thuận lợi, gặp nhiều may mắn và được nhiều người yêu quý, nể trọng.

Bạn có thể giúp người hết lòng hết sức, nhưng đừng để bản thân trở thành người để người khác mặc sức lợi dụng, khai thác hết lần này đến lần khác, đặc biệt là với những người không tự biết đủ.

Một ngày, tình cờ bạn tặng cho họ một túi gạo khi họ khó khăn; họ rối rít cảm ơn, coi bạn là ân nhân. Mỗi ngày, mỗi tháng bạn đều đặn tặng cho họ một túi gạo to… lâu ngày họ quên mất đó là sự giúp đỡ, thậm chí còn coi đó là nghĩa vụ của bạn. Đến một ngày bạn không tặng nữa, họ quay ra trách cứ, nổi giận, nói xấu, thậm chí tuyệt giao với bạn.

Đó là vì họ đã quen với việc nhận vô điều kiện. Họ coi những điều bạn cho họ, giúp đỡ họ là hiển nhiên, lâu dần đã chẳng còn sự trân trọng nữa.

Tất nhiên việc “Cho đi” luôn cần xuất phát từ tấm lòng từ bi chân thật, muốn giúp đỡ, nâng đỡ người và không cần hồi đáp lại. Tuy vậy, Giúp người hay cho đi cũng cần có Trí Tuệ. Với người không biết đủ, bạn càng cho họ vô điều kiện, chính là càng làm hại họ.

Vậy nên, có thể “Cho đi”, giúp người vô điều kiện, không mong cầu, nhưng rất cần sự tỉnh táo để biết ai nên cho, cho bằng cách nào và cho bao nhiêu là vừa đủ.

Hãy luôn nhớ bài học “Bánh mì kẹp giáo dục” – Cách bố thí cao nhất là cho đi tri thức.

2/ Yêu thương – Nhưng đừng để trái tim chịu đau khổ

Tình yêu thương là một trong những cảm xúc thiêng liêng, đáng trân quý của mọi người, mọi loài. Tình yêu thương chân thật có thể cảm hóa những trái tim sắt đá nhất trên thế giới này. Người có tình yêu thương với mọi người, mọi loài là người sẵn sàng đặt nhu cầu (chính đáng) và hạnh phúc của mọi người lên trên lợi ích cá nhân.

Bạn có thể yêu thương ai đó bằng tất cả trái tim và sự chân thành của mình, thế nhưng đừng bao giờ vì tình yêu thương đó mà khiến bản thân bạn phải chịu đau khổ, tổn thương. Bởi nếu việc yêu thương ai đó khiến cho bạn đau khổ, đó không phải là tình yêu thương thật sự.

Bài học đầu tiên về tình yêu thương bắt đầu từ chính mình. Chỉ khi bạn biết yêu thương chính mình, đủ đầy với chính mình, khi ấy bạn mới biết cách yêu thương người khác. Bằng không tất cả đều chỉ là sự dính mắc, phụ thuộc, thiếu thốn cảm xúc.

3/ Tin tưởng – Nhưng đừng mù quáng, khờ dại

Bạn đã từng bị chính người thân yêu, tin tưởng nhất phản bội, lừa dối bạn chưa?

Bao nhiêu lần bạn phải trả giá vì niềm tin đặt sai chỗ của mình?

Có lẽ không ít người đã từng trải qua những trường hợp như vậy. Thế thì, chẳng lẽ chúng ta sống mà không dám đặt niềm tin vào ai hay vào điều gì cả? Như vậy có đúng không?

“Nếu không có lòng tin, con người chỉ còn nỗi sợ.”

“Sống trên đời phải có niềm tin, nếu mất niềm tin con người trở nên nghi kỵ, nghi ngờ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.”

Bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào một điều gì đó, hoặc một ai đó. Vẫn có rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống này.

Thế nhưng, trước khi quyết định tin tưởng điều gì đó, hãy ghi nhớ câu này: “Đừng vội tin”. Dù cho đó là điều số đông cho là đúng, cũng đừng vội tin.

Niềm tin mà không có Chánh Kiến, không có sự tỉnh thức, trí tuệ thì đó là sự mê tín!

Hãy tập cho mình thói quen quan sát những sự vật, sự việc quanh mình theo nhiều góc cạnh khác nhau, dần dần bạn sẽ nhận ra những sự thật khác mà nếu chỉ nhìn từ một phía ban đầu, bạn sẽ chẳng thế nào nhìn thấu được.

Hãy luôn giữ cho tâm trí sự tỉnh táo để nhận ra lòng tin của mình có đang đặt đúng chỗ không. Tin tưởng, nhưng đừng mù quáng, khờ dại.

4/ Lắng nghe – Nhưng đừng đánh mất tiếng nói bên trong mình

Lắng nghe là một phẩm chất đáng quý. Rất nhiều người có thể nói, nhưng rất ít người chịu lắng nghe. Lắng nghe chính là khi bạn thực sự hiện diện tại khoảnh khắc đó, lắng nghe trọn vẹn những điều đối phương đang chia sẻ mà trong tâm không vọng tưởng đến điều khác hay suy nghĩ tiếp theo mình nên phản hồi điều gì.

Người biết lắng nghe chính là người luôn biết khiêm nhường, hạ cái tôi của mình xuống để lắng nghe người khác. Chính vì vậy nên những người biết lắng nghe sẽ có thể học hỏi rất nhiều từ mọi người.

Tuy vậy, đôi khi chúng ta quá chú tâm vào việc lắng nghe, hỏi ý kiến, nghe theo lời khuyên của người khác mà quên mất việc lắng nghe chính bản thân mình.

Dù người khác có thành công, giỏi giang, nhiều kinh nghiệm đến mấy thì đó cũng chỉ là những trải nghiệm của họ. Chỉ bạn mới biết được bên trong mình đang mong muốn điều gì. Chỉ bạn mới là người hiểu rõ mình nhất và biết điều gì là phù hợp nhất với mình.

Sự lắng nghe tiếng nói nội tâm mình chính là con đường dẫn lối bạn đi theo tiếng gọi bên trong, tiếng gọi của đam mê, sứ mệnh của riêng mình.

4 BÀI HỌC QUÝ GIÁ GIÚP BẠN TĂNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN

Updated: Apr 17, 2023

1/ Cho đi – Nhưng đừng để bản thân bị lợi dụng

Người sống với tấm lòng nhân ái, rộng lượng, luôn sẵn lòng cho đi, giúp đỡ người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn chắc chắn sẽ gặp được những phước báo to lớn; cuộc sống nhờ đó mà được bình an, thuận lợi, gặp nhiều may mắn và được nhiều người yêu quý, nể trọng.

Bạn có thể giúp người hết lòng hết sức, nhưng đừng để bản thân trở thành người để người khác mặc sức lợi dụng, khai thác hết lần này đến lần khác, đặc biệt là với những người không tự biết đủ.

Một ngày, tình cờ bạn tặng cho họ một túi gạo khi họ khó khăn; họ rối rít cảm ơn, coi bạn là ân nhân. Mỗi ngày, mỗi tháng bạn đều đặn tặng cho họ một túi gạo to… lâu ngày họ quên mất đó là sự giúp đỡ, thậm chí còn coi đó là nghĩa vụ của bạn. Đến một ngày bạn không tặng nữa, họ quay ra trách cứ, nổi giận, nói xấu, thậm chí tuyệt giao với bạn.

Đó là vì họ đã quen với việc nhận vô điều kiện. Họ coi những điều bạn cho họ, giúp đỡ họ là hiển nhiên, lâu dần đã chẳng còn sự trân trọng nữa.

Tất nhiên việc “Cho đi” luôn cần xuất phát từ tấm lòng từ bi chân thật, muốn giúp đỡ, nâng đỡ người và không cần hồi đáp lại. Tuy vậy, Giúp người hay cho đi cũng cần có Trí Tuệ. Với người không biết đủ, bạn càng cho họ vô điều kiện, chính là càng làm hại họ.

Vậy nên, có thể “Cho đi”, giúp người vô điều kiện, không mong cầu, nhưng rất cần sự tỉnh táo để biết ai nên cho, cho bằng cách nào và cho bao nhiêu là vừa đủ.

Hãy luôn nhớ bài học “Bánh mì kẹp giáo dục” – Cách bố thí cao nhất là cho đi tri thức.

2/ Yêu thương – Nhưng đừng để trái tim chịu đau khổ

Tình yêu thương là một trong những cảm xúc thiêng liêng, đáng trân quý của mọi người, mọi loài. Tình yêu thương chân thật có thể cảm hóa những trái tim sắt đá nhất trên thế giới này. Người có tình yêu thương với mọi người, mọi loài là người sẵn sàng đặt nhu cầu (chính đáng) và hạnh phúc của mọi người lên trên lợi ích cá nhân.

Bạn có thể yêu thương ai đó bằng tất cả trái tim và sự chân thành của mình, thế nhưng đừng bao giờ vì tình yêu thương đó mà khiến bản thân bạn phải chịu đau khổ, tổn thương. Bởi nếu việc yêu thương ai đó khiến cho bạn đau khổ, đó không phải là tình yêu thương thật sự.

Bài học đầu tiên về tình yêu thương bắt đầu từ chính mình. Chỉ khi bạn biết yêu thương chính mình, đủ đầy với chính mình, khi ấy bạn mới biết cách yêu thương người khác. Bằng không tất cả đều chỉ là sự dính mắc, phụ thuộc, thiếu thốn cảm xúc.

3/ Tin tưởng – Nhưng đừng mù quáng, khờ dại

Bạn đã từng bị chính người thân yêu, tin tưởng nhất phản bội, lừa dối bạn chưa?

Bao nhiêu lần bạn phải trả giá vì niềm tin đặt sai chỗ của mình?

Có lẽ không ít người đã từng trải qua những trường hợp như vậy. Thế thì, chẳng lẽ chúng ta sống mà không dám đặt niềm tin vào ai hay vào điều gì cả? Như vậy có đúng không?

“Nếu không có lòng tin, con người chỉ còn nỗi sợ.”

“Sống trên đời phải có niềm tin, nếu mất niềm tin con người trở nên nghi kỵ, nghi ngờ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.”

Bạn hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào một điều gì đó, hoặc một ai đó. Vẫn có rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống này.

Thế nhưng, trước khi quyết định tin tưởng điều gì đó, hãy ghi nhớ câu này: “Đừng vội tin”. Dù cho đó là điều số đông cho là đúng, cũng đừng vội tin.

Niềm tin mà không có Chánh Kiến, không có sự tỉnh thức, trí tuệ thì đó là sự mê tín!

Hãy tập cho mình thói quen quan sát những sự vật, sự việc quanh mình theo nhiều góc cạnh khác nhau, dần dần bạn sẽ nhận ra những sự thật khác mà nếu chỉ nhìn từ một phía ban đầu, bạn sẽ chẳng thế nào nhìn thấu được.

Hãy luôn giữ cho tâm trí sự tỉnh táo để nhận ra lòng tin của mình có đang đặt đúng chỗ không. Tin tưởng, nhưng đừng mù quáng, khờ dại.

4/ Lắng nghe – Nhưng đừng đánh mất tiếng nói bên trong mình

Lắng nghe là một phẩm chất đáng quý. Rất nhiều người có thể nói, nhưng rất ít người chịu lắng nghe. Lắng nghe chính là khi bạn thực sự hiện diện tại khoảnh khắc đó, lắng nghe trọn vẹn những điều đối phương đang chia sẻ mà trong tâm không vọng tưởng đến điều khác hay suy nghĩ tiếp theo mình nên phản hồi điều gì.

Người biết lắng nghe chính là người luôn biết khiêm nhường, hạ cái tôi của mình xuống để lắng nghe người khác. Chính vì vậy nên những người biết lắng nghe sẽ có thể học hỏi rất nhiều từ mọi người.

Tuy vậy, đôi khi chúng ta quá chú tâm vào việc lắng nghe, hỏi ý kiến, nghe theo lời khuyên của người khác mà quên mất việc lắng nghe chính bản thân mình.

Dù người khác có thành công, giỏi giang, nhiều kinh nghiệm đến mấy thì đó cũng chỉ là những trải nghiệm của họ. Chỉ bạn mới biết được bên trong mình đang mong muốn điều gì. Chỉ bạn mới là người hiểu rõ mình nhất và biết điều gì là phù hợp nhất với mình.

Sự lắng nghe tiếng nói nội tâm mình chính là con đường dẫn lối bạn đi theo tiếng gọi bên trong, tiếng gọi của đam mê, sứ mệnh của riêng mình.

bottom of page