Nhiều người cho rằng, chỉ cần có được thực lực trong công việc và năng lực tư duy logic, sắc bén thì chắc chắn sẽ đạt được thành công vững bền trong cuộc sống. Kỳ thực tôi cho rằng điều này không đúng, bởi thành công ở đời người còn phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số EQ (Trí Thông Minh Cảm Xúc) ở mỗi người.
EQ là gì? Như thế nào mới là người có chỉ số EQ cao?
EQ được hiểu đầy đủ là Emotional Quotient, tức là khả năng nhận diện, làm chủ cảm xúc, thấu cảm với suy nghĩ của người xung quanh, để rồi từ đó biết cách ứng xử và giao tiếp sao cho thuận hòa đôi bên, cả mình và cả người đều hòa hảo.
Nói cách khác, EQ cũng có thể xem là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người. Đồng thời, thang đo trí tuệ cảm xúc cũng là yếu tố quyết định cách ứng xử, hành vi của người đó trong cuộc sống thường nhật ra sao.
Ông Howard Gardner, một chuyên gia đến từ Đại học Harvard cho biết: "Chỉ số EQ phản ánh khả năng thấu hiểu người khác, từ đó thúc đẩy mối quan hệ giữa người với người." Theo đó, có thể thấy rằng người có chỉ số EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, có thể giữ tâm thế an bình, không để cảm xúc chịu kích cầu trước mọi tình huống. Họ còn là những người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác.
Các nhà khoa học đã kết luận rằng, những người có chỉ số EQ cao có xu hướng gặt hái thành công trong môi trường xã hội hơn là trong lĩnh vực học tập. Điều này bởi vì họ có khả năng suy nghĩ, phong cách sống và đưa ra những quyết định thuận hòa cho mình và cho người, đồng thời đóng góp vào lợi ích chung của cuộc sống và cộng đồng. Nói cách khác, những người có chỉ số EQ cao thực sự hiểu biết về cách đối xử và hành xử trong cuộc sống.
1. Biết quan sát và hóa giải cơn giận
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có chỉ số EQ cao thường không để cho cơn giận chế ngự cả suy nghĩ lẫn hành động của mình. Đặc biệt vào những lúc cảm giác bứt rứt, tức tối hay khó chịu trào dâng, người với trí thông minh cảm xúc tuyệt nhiên không mở lời hay đưa ra quyết định trong phút chốc.
Bởi họ biết rằng một khi để cơn sân giận chế ngự, con người chúng ta sẽ vô tình làm nên những hành động lỗ mãng, nói ra những lời nói độc địa khiến người xung quanh chịu nhiều tổn thương. Hay tệ hơn nữa, là làm nên những việc tổn hại mình và tổn hại cả người, để rồi sau này có ân hận thì cũng quá muộn màng.
Ví như trong trong gia đình, khi chúng ta gay gắt, nhất quyết hơn thua với chính người thân ruột thịt, bầu không khí gia đình cũng theo đó mà dần dần trở nên căng thẳng, xa cách, tổ ấm dần dần biến thành “tổ lạnh”. Hoặc là trong chuyện tình cảm lứa đôi, khi cả hai nóng giận và vô tình buông lời ác ý với nhau, làm tổn thương nhau thì tức khắc mối quan hệ giữa cả hai cũng theo đó mà dần trở nên rạn nứt.
Cũng bởi lẽ đó, người có EQ cao luôn biết cách giữ tâm trí điềm tĩnh, biết cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc thay vì chỉ hành động theo cảm xúc nhất thời. Hay nói cách khác, họ biết cách nhận diện và quản trị cảm xúc của bản thân. Đây đồng thời cũng là kỹ năng thiết yếu giúp chúng ta đạt được thành công và hạnh phúc bền vững ở đời người.
Bởi khi chúng ta không để cảm xúc dẫn lối thì trí tuệ sáng suốt mới khởi sinh. Có trí tuệ rồi, chúng ta sẽ có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc đời.
2. Biết khiêm tốn với chính bản thân & người khác
Khi có chút tiền và quyền lực, con người ta dễ sinh tính tự cao và khoe khoang. Tuy nhiên, “núi cao sẽ có núi cao hơn”, người có chỉ số thông minh cao luôn nhận thức rõ điều này.
Họ cũng biết rằng việc khoe khoang danh thế, phô trương tiền tài chỉ khiến người khác cảm thấy khó chịu và phiền lòng. Và tất nhiên, không ai muốn kết giao thật lòng với một kẻ hay huênh hoang tự đắc cả. Hơn thế nữa nếu con người cứ tiếp tục khoe khoang tự đắc thì rất dễ gặp 2 kiểu người trong xã hội. Một là những kẻ chuyên xu nịnh, lấy lòng và lợi dụng, hai là kiểu người ghen ghét, đố kỵ vì tính hơn thua.
Cũng vì lẽ đó mà người có chỉ số EQ cao sẽ biết giữ tâm mình khiêm nhường, không tỏ vẻ tự cao, không ưỡn ngực khoe khoang, không nóng giận, không cố tình chứng tỏ đúng sai, không nghi ngờ ghen ghét với tài năng của người khác.
Ngay cả khi là người có tài năng xuất chúng thì đứng trước mọi người, họ cũng sẽ chọn cách bình lặng mà làm tốt những việc mình cần làm, liên tục học hỏi để mở rộng giới hạn của bản thân.
3. Biết đồng cảm và không vội vàng phán xét bất kỳ ai
Một người dẫn chương trình đã nói về vấn đề lương thực khi phỏng vấn trẻ em ở vùng nông thôn.
Dẫn chương trình: "Cháu thường ăn gì?"
Trẻ: "Cháu thường ăn rau ạ"
Dẫn chương trình: "Thế có ăn thịt không?"
Trẻ: "Không thường xuyên ạ."
Dẫn chương trình: "Tại sao cháu không ăn thịt? Là do thịt ở đây không ngon hay nhanh bị hỏng?"
Trẻ: "... Vì gia đình cháu không có tiền mua."
Thực tế vẫn còn nhiều tình huống như thế này ngoài đời xã hội. Khi sự thật chưa sáng tỏ, nhiều người dùng sự phiến diện, thậm chí phán xét để đánh giá người khác mà không nghĩ đến cảm xúc của đối phương.
Những người có EQ cao thì không như thế, họ tinh tế và biết cách đặt mình vào lăng kính của người khác thay vì vội vàng phán đoán, nói những lời gây tổn thương cho mọi người chung quanh. Nói chính xác hơn, họ có khả năng đánh giá đúng, định vị và quan tâm đến cảm xúc của bản thân lẫn người xung quanh trong từng lời nói và hành động.
4. Biết cách lắng nghe người khác
Nhà văn người Mỹ - Dale Carnegie từng kể lại câu chuyện của chính mình. Một lần ông gặp một nhà thực vật học nổi tiếng tại một bữa tiệc nhỏ ở New York. Trong bàn ăn khi đó có hơn chục người, nhưng chỉ có Dale nghiêm túc và kiên nhẫn lắng nghe nhà thực vật học nói về khu vườn với nhiều loài hoa nở rộ nhà ông.
Cứ thế họ nói chuyện trong vài tiếng. Khi nhà thực vật học chào tạm biệt những vị khách cùng bàn, ông đã dành nhiều từ hoa mỹ để nói về Dale Carnegie, khen nhà văn vui tính và hiểu biết.
"Thực tế tôi không biết nhiều về thực vật học. Ông ấy khen tôi không phải do tôi biết cách nói mà bởi vì tôi biết lắng nghe", Dale Carnegie chia sẻ. Theo nhà văn này, đôi khi bạn càng nói nhiều, đối phương càng không muốn nghe thậm chí là chán ghét.
Không ai muốn giao tiếp với một người chỉ muốn thể hiện bản thân, nhưng hầu hết mọi người đều sẵn sàng kết bạn với những người quan tâm đến họ. Theo đó, người có chỉ số EQ cao luôn học cách lắng nghe và thấu cảm cho người khác, thậm chí là sẵn sàng nâng đỡ cho những người xung quanh mình khi họ rơi vào cảnh khó khăn, bấp bênh trong cuộc sống.
5. Có thể tự chữa lành cho bản thân
Như bất kỳ ai cũng đã biết rõ, sự oán hận, nỗi buồn, thất vọng hay bất kỳ trạng thái tiêu cực nào cũng như con dao hai lưỡi. Thế nhưng lại có nhiều người không biết buông bỏ những cảm xúc tiêu cực mà lại để nó chất chứa trong lòng, biến nó thành thù hận, nỗi đau,.. Để rồi họ mãi luẩn quẩn trong vòng lặp của Tham Sân Si phiền muộn, không thể nào tìm thấy cội nguồn của bình an và hạnh phúc trong tâm hồn của chính mình.
Người có chỉ số EQ cao là người biết nắm và biết buông, họ liên tục mắc kẹt với những tổn thương trong quá khứ hay những vọng tưởng thái quá cho tương lai.
Thay vào đó, họ chú tâm vào hiện tại và xây dựng thái độ sống tích cực. Khi gặp những bất trắc trong cuộc sống, họ luôn cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề cho hợp tình hợp lý chứ không đổ lỗi cho ngoại cảnh. Đồng thời họ cũng luôn tìm đến nguồn năng lượng tích cực, học cách chữa lành và nuôi dưỡng hệ điều hành tâm thức của bản thân.
Lời kết
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard cho rằng 80% thành công của một người là trí tuệ cảm xúc (EQ) và 20% còn lại là IQ. Vì thế ở trong đời sống thường ngày, ngoài việc học hỏi những kỹ năng chuyên môn nhằm phát triển sự nghiệp, chúng ta cũng nên dành thời gian phản tỉnh chính mình, thấu rõ đạo xử thế, vun bồi trí thông minh cảm xúc của bản thân.
Nếu bạn vẫn còn loay hoay trong việc tìm kiếm lộ trình nâng tầm trí tuệ cảm xúc, tìm đến chân bình an và hạnh phúc cho cuộc đời, vậy thì khóa học Trái Tim Thông Tuệ tại Viện đào tạo Bách Khoa BKE chính là chìa khóa giúp bạn nâng cao trí tuệ cảm xúc, đồng thời hóa giải mọi sân giận, bất an thông qua những bài tập mang tính ứng dụng cao, đơn giản và cực kỳ hiệu quả trong đời sống hiện đại.