Ông bà ta hay có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” Nhưng việc dùng đòn roi để dạy con trong thời buổi hiện đại này chỉ là công cụ giáo dục và không thật sự hiệu quả. Thậm chí gây ra những hậu quả như: cha mẹ mất kết nối với con, trẻ dễ có những hành động dại dột, mất kiểm soát. Vậy liệu có phương pháp dạy con không đòn roi nào cho các cha mẹ ngày càng bận rộn hiện nay hay không? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để giúp các ba mẹ có được phương pháp đúng đắn nhất trên hành trình đồng hành cùng con trẻ.
Tại sao phương pháp Dạy con không đòn roi lại được nhiều cha mẹ tìm hiểu?
Cuộc sống ngày càng bận rộn làm cho cha mẹ không có nhiều thời gian cho con. Càng ngày càng ngày dường như ngoài sự cách biệt về thế hệ thì nhiều cản trở khác đang ngăn giữa mối quan hệ này.
Phương pháp dùng đòn roi khi dạy con không còn nhiều hiệu quả
Không phải ai cũng tự tin và suôn sẻ trên hành trình đồng hành cùng con của mình. Thậm chí trong các lớp của Dạy con 3 gốc, chúng tôi nhận ra rất nhiều bậc cha mẹ bị mất kết nối với con. Họ dường như không hiểu con đang nghĩ gì và bọn trẻ cũng không có quá nhiều nhu cầu chia sẻ với ba mẹ về bạn bè, trường lớp. Chúng ta cứ bận rộn cho đến khi bọn trẻ rời khỏi vòng tay lúc nào không hay.
Những lễ giáo phong kiến được truyền qua nhiều đời trong các thế hệ gia đình với truyền thống “TRên bảo dưới nghe” có lẽ vẫn còn in sâu trong kí ức của nhiều người. Và trong bất cứ giai đoạn nào thì sự bất đồng quan điểm ý kiến của các thế hệ cũng là điều dễ hiểu. Quan niệm: “thương cho roi cho vọt” dường như trở thành cách dạy con mà nhiều gia đình áp dụng.
Phương pháp này vẫn còn được nhiều người giữ cho đến tận ngày nay nhưng đa phần là do quá tuyệt vọng, bất lực trước những hành vi ngỗ nghịch, không vừa ý của con cái. Và có nhiều cha mẹ cho rằng đòn roi mới đủ tính răn đe và giúp cho trẻ dễ dàng đi vào khuôn phép do họ đặt ra.
Hậu quả của dạy con bằng đòn roi
Bạn có hình dung được những hậu quả của những trận đòn gây ra không? Thực chất nó không hề có tính giáo dục giống như chúng ta hình dung. Ngược lại để lại những hậu quả dài lâu trong tương lai. Chẳng hạn như:
Những đứa trẻ bị đánh thường rất dễ tự ti
Khó hòa đồng và không có khả năng kiểm soát cảm xúc. Cụ thể trẻ sẽ trở nên hoài nghi về bản thân cũng như e ngại trong tiếp xúc với người khác. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi khi trẻ lớn lên.
Đây là hình thức bạo lực có thể gây ra những tổn thương. Vì khi nóng giận cha mẹ dường như rất khó kiểm soát hành vi cũng như lời nói của mình.
Rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ con cái. Những câu hỏi như: “Mình không phải là con của bố mẹ?” sẽ là những dấu hằn trong tâm trí của trẻ. Điều này làm cho trẻ tự co mình lại, tránh hoặc rất ít tiếp xúc với cha mẹ
Không có hiệu quả răn đe: thậm chí nhiều trẻ bị “chai đòn” tức là chúng không còn cảm nhận sự đau đớn về thể xác. Tức là lúc này bạn có đánh bao nhiêu thì việc của chúng thì chúng vẫn làm. Thậm chí có nhiều trẻ cố tình mắc lỗi để gây sự chú ý từ cha mẹ.
Những trận đòn đôi khi chỉ là cảm xúc nóng giận nhất thời nhưng đôi khi để lại những hậu quả rất lớn không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn ở cả tương lai. Chính vì vậy rõ ràng đây không phải là một phương pháp giáo dục được khuyến khích. Nhất là ở thời điểm con trẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng tiêu cực trước những điều không như ý.
Tham khảo ngay 5 phương pháp dạy con không đòn roi
Thực tế có rất nhiều phương pháp dạy con không cần đòn roi mà nhiều cha mẹ đang áp dụng và thấy có hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm để có thêm góc nhìn cũng như có được những biện pháp thật sự đúng đắn trong quá trình đồng hành cùng con.
Time-out hình phạt không cần đòn roi được nhiều cha mẹ áp dụng
Bạn hình dung phương pháp này như thế nào? Thông thường chúng ta hay phạt trẻ ở ngay lúc mà trẻ thể hiện hành vi phạm lỗi, nghịch ngợm. Nhưng với phương pháp này cha mẹ sẽ bình tĩnh hơn để cho trẻ thời gian tự suy nghĩ về hành vi của mình, từ đó tự rút ra bài học để hạn chế sự phạm lỗi cho những lần sau. Với phương pháp này con sẽ nhận được hình phạt là không được chơi với ai, kể cả đồ chơi.
Trên thực tế đây là hình phạt được khá nhiều cha mẹ áp dụng: quỳ, úp mặt vào tường… Áp dụng cách này bạn sẽ cho con thời gian để suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc và có được những hành vi thật sự phù hợp. Để thực hiện được cần phải có sự bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc của mình trước những hành vi chống đối, khóc lóc của trẻ.
Lắng nghe – phương pháp dạy con mà bạn nên áp dụng
Chúng ta thường hay cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm hơn và bọn trẻ phải nghe theo những lời mà ít khi dành thời gian để lắng nghe con trẻ. Trong khi đó con rất muốn bạn lắng nghe chúng nói.
Lắng nghe con là phương pháp được nhiều ba mẹ lựa chọn
Hãy xem con như một người bạn và dành thời gian trò chuyện cùng con. Khi con có được sự đồng cảm từ bạn thì con sẽ dễ dàng chia sẻ những câu chuyện cũng như suy nghĩ của mình. Từ đó mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ gắn kết hơn.
Khi con mắc lỗi đừng vội đưa ra những lời trách mắng. Hãy nhẹ nhàng đến bên và trò chuyện một cách nghiêm túc như hai người bạn. Có như vậy sự căng thẳng mới giảm xuống và biết đâu có những lý do mà con làm như vậy mà bạn chưa kịp nhìn thấy.
Áp dụng khen thưởng – hình phạt rõ ràng trong quá trình dạy con
Chúng ta thường hay nghĩ đến việc trừng phạt chứ ít khi nghĩ đến các trường hợp con làm những điều tốt thì sẽ được khen thưởng. Nhưng thực tế sự linh hoạt trong thưởng phạt sẽ làm cách dạy con không đòn roi rất hữu hiệu. Chẳng hạn như nếu con học ngoan thì ba mẹ sẽ cho con đi bơi vào cuối tuần. Thông thường phần thưởng sẽ là động lực giúp trẻ có những hành vi tích cực. Từ những hành vi đúng đắn dần dần sẽ hình thành cho trẻ những thói quen tích cực. Ba mẹ có thể kẹp vào những hành động phù hợp để giúp con hình thành tính tự lập: rửa chén, dọn nhà…
Cha mẹ có thể bỏ qua hoặc chủ động giảm bớt lỗi nếu con ngoan. Nhờ phương pháp này bạn sẽ làm con cảm thấy bớt lo lắng và tự tin hơn khi làm một việc gì đó. Chính sự chủ động của ba mẹ mà trẻ sẽ tự động có những hành vi tốt.
Đặt ra các quy tắc cũng là phương pháp nhiều cha mẹ lựa chọn
Cha mẹ cũng nên thống nhất với nhau những quy định mà con không được làm và trao đổi với con. Chú ý những quy định này cần phải linh hoạt với độ tuổi. Chẳng hạn như quy định về việc về nhà vào thời gian nào cần có sự linh hoạt khi con lớn lên. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư cũng như sự linh hoạt đồng hành của cha mẹ trên hành trình phát triển của con.
Cho con quyền lựa chọn – cách dạy con không đòn roi
Bạn có thể cho trẻ lựa chọn mức hình phạt thật sự phù hợp khi con mắc lỗi. Chẳng hạn như nếu con không làm bài tập thì sẽ không được chơi điện tử trong vòng một tuần. Điều này giúp trẻ cảm nhận được sự chủ động cũng như không có cảm giác bị bắt ép. Tuy nhiên cũng cần có sự thỏa thuận để tránh trường hợp những lỗi này bị tái đi tái lại nhiều lần.
Hành trình dạy con là hành trình cha mẹ thay đổi chính mình
Thực chất hành trình dạy con không phải là hành trình bạn lựa chọn phương pháp nào để áp dụng lên con mà là hành trình bạn tự thay đổi và chuyển hóa chính mình để đồng hành cùng con.
Bạn không thể nói con hãy đọc sách đi nếu bạn vẫn đang giải trí bằng điện thoại. Bạn không thể nói con học bài đi nếu bạn vẫn đang mải miết xem một bộ phim nào đó. Bạn không thể nói con biết kiểm soát cảm xúc khi bạn vẫn còn hay nóng giận, bất đồng ý kiến với người bạn đời của mình. Trên thực tế là tại các khóa học của chúng tôi có tới 80% cha mẹ chia sẻ họ không thể kiểm soát cảm xúc khi đồng hành cùng con.
Phương pháp Dạy con 3 gốc đã giúp rất nhiều học viên thay đổi
Thực tế những hành động mất kiểm soát của bạn không hoàn toàn do con gây ra. Sự bận rộn trong đời sống hàng ngày làm bạn mất cân bằng cảm xúc và khi về nhà gặp con chỉ là “giọt nước làm tràn ly”. Nhưng hậu quả thì nhiều cha mẹ đang phải gánh chịu: mất kết nối, không trò chuyện được với con, không đồng hành được cùng con.
“Cha mẹ là Nhân – con cái là Quả” – bạn chỉ có thể cho con những gì mà bạn có. Hãy đến với Dạy con 3 gốc để biết mình đang là ai trên hành trình đồng hành cùng con. Chúng tôi có những công cụ hữu hiệu giúp bạn đo lường được mình đang ở đâu trên hành trình đồng hành cùng con.
Đã có hàng nghìn cha mẹ vỡ òa trước những ngộ nhận của họ về hành trình dạy con. Chúng ta sẽ cùng nhau tiếp nhận những kiến thức được thầy Trần Việt Quân chia sẻ để tự tin hơn trên hành trình đồng hành cùng con yêu. Phương pháp dạy con trên nền tảng Đạo đức – Trí tuệ – Nghị lực sẽ giúp bạn tự nhận ra những vấn đề cốt lõi trong dạy con từ đó có sự thay đổi để điều chỉnh chính mình và con theo hướng đúng đắn.
Hy vọng rằng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có được phương pháp dạy con không đòn roi đúng đắn. Để hành trình đồng hành cùng con không phải là những ngày vật lộn trong mệt mỏi mà thực sự là những ngày vui vẻ hạnh phúc một cách trọn vẹn.