top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

6 CÁCH CHA MẸ ĐỒNG HÀNH CÙNG CON TRONG ĐỘ TUỔI TIỂU HỌC


Trong mỗi giai đoạn cuộc đời , trẻ thường có những khó khăn riêng do sự chi phối của nhiều yếu tố. Độ tuổi tiểu học cũng là một giai đoạn như vậy. Là cha mẹ, chúng ta đã không ít lần bực dọc với con dẫn tới giận dữ, rồi làm tổn thương con chỉ bởi sự bức xúc trước thái độ và hành vi của con. Cũng có khi ta cảm thấy thất vọng, lo lắng và căng thẳng khi con học hành kém thiếu tập trung, con không tự tin, dẫn tới kết quả yếu kém.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 cách cha mẹ cần đồng hành cùng con trong độ tuổi tiểu học để suy ngẫm và điều chỉnh những hành động của mình cho phù hợp trong quá trình dạy con. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu những nhân tố tác động tới tâm lý của trẻ giai đoạn này.


Đâu là những yếu tố tác động tới tâm lý của trẻ trong giai đoạn tiểu học?

Khoa học đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ do tác động của bối cảnh xã hội bao gồm có gia đình, nhà trường, môi trường xã hội và cả yếu tố cá nhân trẻ.

Gia đình là một yếu tố đầu tiên và tối trọng ảnh hưởng tới tâm lý của con trẻ. Việc cha mẹ có hòa thuận, yêu thương nhau hay không cũng ảnh hưởng tới tâm lý con trẻ rất lớn. Một gia đình hạnh phúc sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc. Vậy nên, chúng ta cần điều chỉnh cách ăn nói, ứng xử và quan tâm tới nhau hơn để con trẻ luôn cảm thấy bình an, hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ của mình.

Tiếp đến, nhà trường cũng là yếu tố tác động tới tâm lý trẻ trong giai đoạn tiểu học. Đặc biệt, những yếu tố như chương trình giảng dạy, phương pháp dạy, cơ sở vật chất tại trường, cách hành xử của cô giáo và các bạn trong lớp. Vậy để con rèn luyện trong một môi trường tốt sẽ mang lại cho con sự tích cực và thúc đẩy con phát triển vượt bậc.

Bên cạnh đó, xã hội là một yếu tố có tính khách quan ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý của trẻ. Một xã hội văn mình với nền văn hóa tri thức khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển tâm lý của trẻ. Trong thời đại công nghệ 4.0, có nhiều tác động mang tính tích cực và tiêu cực từ văn minh thời đại mang lại. Chúng ta không thể phủ nhận sự tác động và lợi ích tích cực của nó mang lại như thuận tiện kết nối và giao dịch nhanh chóng. Song, những yếu tố tiêu cực thì vẫn hiện diện bên cạnh. Chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận, suy xét để tìm biện pháp loại bỏ, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển tâm lý của các con trong giai đoạn tiểu học.

Yếu tố cá nhân là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới tâm lý học sinh. Mỗi trẻ có một cá tính và nhu cầu riêng, tùy vào năng lực, tính cách, sức khỏe, tâm lý của học sinh đó.

Khi chúng ta đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ , cha mẹ cần chú ý định hướng và tạo điều kiện để những yếu tố đó mang lại lợi ích cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Có rất nhiều cha mẹ đã tận dụng sự hiểu biết về yếu tố ảnh hưởng tâm lý để vận dụng và đồng hành cùng con trong độ tuổi tiểu học.

Chúng ta cùng tìm hiểu 6 cách cha mẹ đã đồng hành cùng con trong giai đoạn này.


6 Cách cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn tiểu học

Cách 1: Cha mẹ dành thời gian chất lượng bên con

Theo nghiên cứu của TS. Schulte, WCS, Mỹ cho biết: mỗi 10 phút của thời gian chất lượng có thể mang đến sự khác biệt lớn cho sự phát triển của trẻ và nên có ít nhất là 10 phút mỗi ngày. Nghĩa là, bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho con mỗi ngày. Chỉ cần 10 phút cho những hoạt động chất lượng hay thậm chí chỉ cần 1 hoạt động chất lượng cũng thực sự mang lại lợi ích cho trẻ.

Thời gian chất lượng là khi ta bên con cùng cười vui, cùng nói chuyện. Việc cùng nhau đọc một cuốn sách và hỏi đáp để thấy rõ suy nghĩ con như thế nào rồi định hướng con cũng khiến trẻ thấy hạnh phúc khi bên ba mẹ
Dành thời gian chất lượng bên con là dấu hiệu đầu tiên của cha mẹ đồng hành

Nếu bạn là một người mẹ đi làm, đừng lo vì điều đó. Những nghiên cứu tại đại học North Carolina, Mỹ cũng cho thấy những người mẹ đi làm có thể có nhiều cơ hội tốt hơn để dạy dỗ và chăm sóc trẻ vì họ được tiếp xúc với những tiến bộ mới của xã hội. Thêm vào đó, họ cũng học được cách quản lý thời gian tốt hơn vì phải cân bằng giữa công việc và gia đình.

Thời gian chất lượng là khi ta bên con cùng cười vui, cùng nói chuyện. Việc cùng nhau đọc một cuốn sách và hỏi đáp để thấy rõ suy nghĩ con như thế nào rồi định hướng con cũng khiến trẻ thấy hạnh phúc khi bên ba mẹ. Hãy chọn những cuốn sách hay, cùng con đọc và đúc kết, để những giờ đọc sách với nhau luôn là những giờ đọc hạnh phúc. Bởi cả bạn và con cùng đúc kết được những bài học ý nghĩa cho mình. Việc ta cùng chơi với con, cùng chuẩn bị một món ăn ngon cho cả gia đình, hay tản bộ mươi phút trên con đường nhỏ trong vườn, là những phút giây tuyệt vời để gắn kết và đồng hành bên con cái. Khi bạn thoải mái, con ta cũng như vậy, tâm lý con sẽ bớt căng thẳng lo âu, buồn phiền với những khúc mắc gặp phải.

Cách 2: Đồng cảm, thấu hiểu con

Trong giai đoạn tiểu học, con sẽ có vô khối những vấn đề gặp ở trường, với thầy với bạn. Đơn giản chỉ như một lời mắng mỏ, chê trách của thầy cô, hay là những câu giễu cợt, chê bai của các bạn. Đó là do con còn nhỏ, còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm trong giải quyết những vấn đề như vậy. Về nhà con sẽ muốn bày tỏ với bố mẹ những bức xúc của bản thân. Đó là chuyện hoàn toàn dễ hiểu và cần được thấu hiểu và cảm thông để giúp con giải tỏa những suy nghĩ, lo âu, buồn giận.


Cha mẹ luôn đồng cảm, thấu hiểu con là dấu hiệu của cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn tiểu học
Đồng cảm và thấu hiểu con khiến con có cảm giác gần gũi, yêu thương cha mẹ

Việc đầu tiên là chúng ta hãy cùng trò chuyện để kết nối với con. Trong khi tương tác, chúng ta cần chú trọng tới cảm xúc của con đang có chứ không nên chú ý tới những hành động, lời nói, cử chỉ khó chịu của con. Ví dụ như con đang thấy đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn cơm. Việc bạn ép con ngồi vào bàn ăn tối làm con rất khó chịu. Lúc này, bạn nên nhẹ nhàng quan tâm tới cảm xúc của con, đôi khi chỉ bằng câu hỏi thăm đơn giản: “con có vẻ đang mệt đúng không, nếu con thấy mệt mỏi chưa muốn ăn, con có thể về phòng nghỉ ngơi một chút cho đỡ mệt, rồi ăn sau nhé”. Đó là điều bạn cần chú ý tới chứ không phải việc con vùng vằng, không muốn ăn. Con sẽ cảm thấy được động viên, an ủi khi được ba mẹ hỏi han như vậy.


Việc giao tiếp dựa trên sự tôn trọng con và bày tỏ sự cảm thông là một trong những dấu hiệu nổi bật của cha mẹ đồng hành cùng con giai đoạn tiểu học. Khi con đang mang trong mình một cảm xúc rất mạnh mẽ của sự giận dữ, con sẽ không muốn lắng nghe lời khuyên bảo hay chỉ trích. Điều con muốn nghe đó là sự đồng cảm của cha mẹ lúc ấy. Việc ta lắng nghe, tôn trọng cảm xúc của con, sẽ làm cho con nguôi giận và thoải mái hơn. Khi đó, con sẽ mở lòng để tâm sự với cha mẹ.


Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, chúng sẽ thêm gần gũi với cha mẹ hơn. Sự cảm thông của cha mẹ dành cho con giống như hộp cứu thương cảm xúc, sẽ giúp con trong việc điều chỉnh lại cảm xúc nóng giận bực tức đang dâng trào, bủa vây lấy trái tim và khối óc của con.

Hãy cùng tìm hiểu một trường hợp sau để thấy rõ vấn đề này. Một bé gái ở độ tuổi 10, con đi học về với vẻ mặt rất buồn và mệt mỏi. Con khó chịu khi bị bạn bè trêu chọc về việc không trả lời được câu hỏi thủ đô của Hà Lan là thành phố nào lúc ở trên lớp. Về nhà, mẹ của bé thấy nét buồn rầu đó. Khi nghe con nói vấn đề, người mẹ nói: “Có gì mà phải buồn về việc không trả lời được, bình thường thôi mà”. Cô con gái tiu nghỉu về phòng đóng sập cửa và nằm cuộn tròn trên chiếc giường và cả buổi tối, con gái buồn phiền như vậy.

Thật ra, cô bé đang rất buồn và xấu hổ, cảm giác tự ti khi không trả lời được câu hỏi ấy. Vậy mà về nhà cũng chẳng nhận được sự đồng cảm của mẹ. Một đứa trẻ lên 10 thì đã có bao nhiêu kinh nghiệm cuộc sống để phớt lờ những lời chê bai, chế giễu của chúng bạn, và sự tự ti khi nó đến và bủa vây lấy tâm hồn mình. Nếu mẹ của cô bé xử trí khéo hơn bằng cách ngồi xuống gần con và ôn tồn đồng cảm chỉ bằng câu nói:

  • Hẳn là con đang buồn và cảm thấy xấu hổ đúng không? Thật khó chịu với cảm giác này con nhỉ? Nhưng không sao, đây là chuyện bình thường ai cũng sẽ có lúc gặp phải vì kiến thức quá rộng lớn con ạ.

Có lẽ con gái của bà đã được hiểu thương và tìm được sự an toàn và gần gũi nơi người mẹ.

Vì vậy, việc chúng ta đáp lại cảm xúc của trẻ chứ không phải thái độ của chúng để con cảm nhận được sự đồng cảm. Từ đó khéo léo hướng dẫn và định hướng cho con, để lần sau khi gặp lại thì con sẽ biết vượt qua tâm lý buồn bực, và tập trung hướng vào việc học hỏi.


Cách 3: Cha mẹ làm gương cho con theo đúng tinh thần “cha mẹ là nhân, con cái là quả”

Muốn con cái có những thói quen tốt, hành động tốt thì cha mẹ cũng hãy có những thói quen và hành động đúng đắn. Chúng ta là nhân, con cái là quả. Nhân tốt thì sẽ cho quả ngon, quả ngọt. Muốn có trái cam ngọt lành để ăn, thì nhân phải là một giống cam tốt, chứ không phải là một hạt giống quả bưởi. Một gia đình có bố mẹ đồng hành cùng nhau trong việc dạy con, một gia đình hoà thuận, yêu thương, tôn trọng nhau thì con cái sẽ lấy đó làm gương, và sẽ tự tôi rèn những phẩm chất tuyệt vời giống ba mẹ. Chúng ta cần chủ động giữ bình tĩnh, hòa nhã khi ở bên con, tôn trọng con như cách ta muốn con tôn trong mình như vậy. Con sẽ hiểu ra và học theo lối sống tử tế ấy của ba mẹ.


Chúng ta cần chủ động giữ bình tĩnh, hòa nhã khi ở bên con, tôn trọng con như cách ta muốn con tôn trong mình như vậy. Con sẽ hiểu ra và học theo lối sống tử tế ấy của ba mẹ.
Cha mẹ là nhân - con cái là quả

Cách 4: Giúp con cân bằng thời gian học tập và rèn luyện thể chất

Ngày nay, áp lực học tập đè nặng lên vai con trẻ. Đây là yếu tố tâm lý tác động lên con rất lớn. Biết rằng các con có áp lực của bài vở, trường lớp khiến cho chúng rất căng thẳng, mệt mỏi. Cha mẹ đồng hành luôn biết cách giúp con quân bình giữa việc học tập và rèn thể lực cũng như khả năng phát triển nội lực bổ ích như bơi lội, võ thuật, hay vẽ, đàn hát…. Mấu chốt của hành động này đó là tạo tiền đề để con cái hiểu rằng học văn hoá, kiến thức cần phải song hành với học tập và phát triển thể chất. Việc khuyến khích con thử thách để tìm ra sở thích cá nhân, từ đó rèn luyện lấy đó làm tuyệt chiêu cho mình sẽ vô cùng hữu ích.


Chúng ta cần chủ động giữ bình tĩnh, hòa nhã khi ở bên con, tôn trọng con như cách ta muốn con tôn trong mình như vậy. Con sẽ hiểu ra và học theo lối sống tử tế ấy của ba mẹ
Giúp con cân bằng thời gian học tập và rèn luyện thể chất


Cách 5: Khơi gợi tình yêu bản thân và tình yêu với thiên nhiên muôn loài


Tình yêu với bản thân gắn liền với tình yêu thiên nhiên muôn loài là tình yêu  bền vững, và thuận tự nhiên
Khơi gợi tình yêu bản thân cho con

Tạo điều kiện để con tự khám phá bản thân mình, học cách thấu hiểu bản thân và tôn trọng chính mình. Từ đó, con sẽ biết cách yêu thương tôn trọng người khác, thiên nhiên muôn loài.


Trong giai đoạn từ lớp 1 tới lớp 5 của tuổi tiểu học, con cần được dạy cách yêu thương, trân quý bản thân mình trước tiên. Hãy tôn trọng mình để xây dựng được lòng tự trọng, tự tôn trước. Sau đó, con cũng cần phải biết tôn trọng người khác, bởi đó là thứ họ cần giống như con đang cần.


Hãy để cho đứa trẻ của bạn biết yêu thương, tôn trọng bản thân, biết rõ mình đang thế nào trong mỗi phút giây. Khi đó, đứa trẻ ấy sẽ biết cách để yêu thương người khác và thiên nhiên muôn loài như tình yêu chúng dành cho mình vậy.
Trẻ biết yêu bản thân, yêu thiên nhiên muôn loài là cách con sống tử tế

Việc yêu thương bản thân, nhìn nhận chính mình để biết mình đang ra sao cần phải rèn luyện mỗi ngày. Có thể cho trẻ viết nhật ký tâm mỗi ngày, để con biết được mình ra sao mỗi phút giây, mình cảm thấy như thế nào, và mình suy nghĩ ra sao lúc ấy. Con hoàn toàn nên nhận diện cảm xúc cho dù đó là khi cơn nóng giận, vui vẻ, buồn đau hay hạnh phúc.


Qua mỗi lần như vậy, con sẽ biết mình đang như thế nào, việc con tự nhận diện cảm xúc của mình trong mỗi phút giây sẽ vỗ cùng quan trọng. Cha mẹ thông thường hay dạy con chối bỏ nó, phủ nhận nó bằng những lời khuyên rất hời hợt: “vui lên con, điều đó không đáng để buồn”.... Nói như vậy mà chẳng quan tâm tới con xem cảm xúc con như thế nào khi nghe những lời nói đó. Nhưng cha mẹ đồng hành thì làm hoàn toàn khác. Cha mẹ dạy con quan tâm tới cảm xúc của mình, để tôn trọng nó, nhận biết nó và rồi con tự biết cách để từ bỏ và buông lơi nó.


Hãy để cho đứa trẻ của bạn biết yêu thương, tôn trọng bản thân, biết rõ mình đang thế nào trong mỗi phút giây. Khi đó, đứa trẻ ấy sẽ biết cách để yêu thương người khác và thiên nhiên muôn loài như tình yêu chúng dành cho mình vậy.


Cách 6: Dạy con thực tập lòng biết ơn mỗi ngày


Lòng biết ơn là cội nguồn của mọi điều tốt lành trong cuộc sống. Cha mẹ đồng hành biết cách để dạy con biết ơn tất cả những vật, những việc, những thứ mình đang có, sắp có, sẽ có.


Chỉ bằng một bài tập rất nhỏ như: “con hãy liệt kê ra 3 điều con biết ơn của ngày nay?”. Con sẽ làm trong một cuốn sổ nhỏ ưa thích, những điều bé viết ra có thể rất đơn giản. Đó có thể là biết ơn bố vì mua xe đạp cho con, biết ơn mẹ vì nấu ăn cho con, biết ơn chiếc răng vì giúp con nhai thức ăn. Hoặc là con biết ơn bộ quần áo con mặc trên người, ngôi nhà xinh đẹp con đang ở… Cứ như vậy, dần dần con sẽ biết cách biết ơn mọi thứ dù là nhỏ nhất. Và theo luật hấp dẫn: khi con càng biết ơn thì vũ trụ sẽ mang lại cho con nhiều hơn thế.


Lòng biết ơn sẽ đi cùng những hành động tử tế biến con thành một người công dân đức độ, đầy tử tế và sống tỉnh thức. Đó là cách cha mẹ đồng hành giúp con mở rộng dung lượng trái tim và phát triển tâm thức.


Lòng biết ơn sẽ đi cùng những hành động tử tế biến con thành một người công dân đức độ, đầy tử tế và sống tỉnh thức. Đó là cách cha mẹ đồng hành giúp con mở rộng dung lượng trái tim và phát triển tâm thức
Lòng biế ơn là cội nguồn của một nhân cách sống tử tế

LỜI KẾT


Tóm lại, để cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn tiểu học, chúng ta cần thực hiện tốt những việc ở trên. Đó là dành thời gian cho con; đồng cảm, thấu hiểu, làm gương, cân bằng thời gian học. Bên cạnh đó hãy dạy con biết cách yêu thương bản thân và luôn sống với tâm thế biết ơn sâu sắc. Để thực hiện tất cả rất khó. Điều đơn giản chỉ là ta quan sát con chăm chú, dành tình yêu thuần khiết cho con, thì sẽ tự tìm cách để thực hiện.

Thay vì dành thời gian để trải qua và rút kinh nghiệm, các cha mẹ hãy cho mình cơ hội để bổ sung kiến thức cần thiết trong việc dạy con. Nếu bạn còn nhiều băn khoăn trong hành trình đồng hành cùng con, hãy đến với Dạy con 3 gốc một hành trình giúp cha mẹ thêm thấu hiểu, yêu thương con cái. Ở đây, cha mẹ sẽ học được cách chuyển hóa bản thân, nắm giữ những tuyệt chiêu để dạy con và cùng con tháo gỡ những khó khăn của con. Chúc bạn luôn đồng hành cùng con để mỗi gia đình luôn là một tế bào hạnh phúc và đầy tử tế của xã hội.



329 views

6 CÁCH CHA MẸ ĐỒNG HÀNH CÙNG CON TRONG ĐỘ TUỔI TIỂU HỌC


Trong mỗi giai đoạn cuộc đời , trẻ thường có những khó khăn riêng do sự chi phối của nhiều yếu tố. Độ tuổi tiểu học cũng là một giai đoạn như vậy. Là cha mẹ, chúng ta đã không ít lần bực dọc với con dẫn tới giận dữ, rồi làm tổn thương con chỉ bởi sự bức xúc trước thái độ và hành vi của con. Cũng có khi ta cảm thấy thất vọng, lo lắng và căng thẳng khi con học hành kém thiếu tập trung, con không tự tin, dẫn tới kết quả yếu kém.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 cách cha mẹ cần đồng hành cùng con trong độ tuổi tiểu học để suy ngẫm và điều chỉnh những hành động của mình cho phù hợp trong quá trình dạy con. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu những nhân tố tác động tới tâm lý của trẻ giai đoạn này.


Đâu là những yếu tố tác động tới tâm lý của trẻ trong giai đoạn tiểu học?

Khoa học đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ do tác động của bối cảnh xã hội bao gồm có gia đình, nhà trường, môi trường xã hội và cả yếu tố cá nhân trẻ.

Gia đình là một yếu tố đầu tiên và tối trọng ảnh hưởng tới tâm lý của con trẻ. Việc cha mẹ có hòa thuận, yêu thương nhau hay không cũng ảnh hưởng tới tâm lý con trẻ rất lớn. Một gia đình hạnh phúc sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc. Vậy nên, chúng ta cần điều chỉnh cách ăn nói, ứng xử và quan tâm tới nhau hơn để con trẻ luôn cảm thấy bình an, hạnh phúc trong ngôi nhà nhỏ của mình.

Tiếp đến, nhà trường cũng là yếu tố tác động tới tâm lý trẻ trong giai đoạn tiểu học. Đặc biệt, những yếu tố như chương trình giảng dạy, phương pháp dạy, cơ sở vật chất tại trường, cách hành xử của cô giáo và các bạn trong lớp. Vậy để con rèn luyện trong một môi trường tốt sẽ mang lại cho con sự tích cực và thúc đẩy con phát triển vượt bậc.

Bên cạnh đó, xã hội là một yếu tố có tính khách quan ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý của trẻ. Một xã hội văn mình với nền văn hóa tri thức khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển tâm lý của trẻ. Trong thời đại công nghệ 4.0, có nhiều tác động mang tính tích cực và tiêu cực từ văn minh thời đại mang lại. Chúng ta không thể phủ nhận sự tác động và lợi ích tích cực của nó mang lại như thuận tiện kết nối và giao dịch nhanh chóng. Song, những yếu tố tiêu cực thì vẫn hiện diện bên cạnh. Chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận, suy xét để tìm biện pháp loại bỏ, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển tâm lý của các con trong giai đoạn tiểu học.

Yếu tố cá nhân là yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới tâm lý học sinh. Mỗi trẻ có một cá tính và nhu cầu riêng, tùy vào năng lực, tính cách, sức khỏe, tâm lý của học sinh đó.

Khi chúng ta đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ , cha mẹ cần chú ý định hướng và tạo điều kiện để những yếu tố đó mang lại lợi ích cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Có rất nhiều cha mẹ đã tận dụng sự hiểu biết về yếu tố ảnh hưởng tâm lý để vận dụng và đồng hành cùng con trong độ tuổi tiểu học.

Chúng ta cùng tìm hiểu 6 cách cha mẹ đã đồng hành cùng con trong giai đoạn này.


6 Cách cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn tiểu học

Cách 1: Cha mẹ dành thời gian chất lượng bên con

Theo nghiên cứu của TS. Schulte, WCS, Mỹ cho biết: mỗi 10 phút của thời gian chất lượng có thể mang đến sự khác biệt lớn cho sự phát triển của trẻ và nên có ít nhất là 10 phút mỗi ngày. Nghĩa là, bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho con mỗi ngày. Chỉ cần 10 phút cho những hoạt động chất lượng hay thậm chí chỉ cần 1 hoạt động chất lượng cũng thực sự mang lại lợi ích cho trẻ.

Thời gian chất lượng là khi ta bên con cùng cười vui, cùng nói chuyện. Việc cùng nhau đọc một cuốn sách và hỏi đáp để thấy rõ suy nghĩ con như thế nào rồi định hướng con cũng khiến trẻ thấy hạnh phúc khi bên ba mẹ
Dành thời gian chất lượng bên con là dấu hiệu đầu tiên của cha mẹ đồng hành

Nếu bạn là một người mẹ đi làm, đừng lo vì điều đó. Những nghiên cứu tại đại học North Carolina, Mỹ cũng cho thấy những người mẹ đi làm có thể có nhiều cơ hội tốt hơn để dạy dỗ và chăm sóc trẻ vì họ được tiếp xúc với những tiến bộ mới của xã hội. Thêm vào đó, họ cũng học được cách quản lý thời gian tốt hơn vì phải cân bằng giữa công việc và gia đình.

Thời gian chất lượng là khi ta bên con cùng cười vui, cùng nói chuyện. Việc cùng nhau đọc một cuốn sách và hỏi đáp để thấy rõ suy nghĩ con như thế nào rồi định hướng con cũng khiến trẻ thấy hạnh phúc khi bên ba mẹ. Hãy chọn những cuốn sách hay, cùng con đọc và đúc kết, để những giờ đọc sách với nhau luôn là những giờ đọc hạnh phúc. Bởi cả bạn và con cùng đúc kết được những bài học ý nghĩa cho mình. Việc ta cùng chơi với con, cùng chuẩn bị một món ăn ngon cho cả gia đình, hay tản bộ mươi phút trên con đường nhỏ trong vườn, là những phút giây tuyệt vời để gắn kết và đồng hành bên con cái. Khi bạn thoải mái, con ta cũng như vậy, tâm lý con sẽ bớt căng thẳng lo âu, buồn phiền với những khúc mắc gặp phải.

Cách 2: Đồng cảm, thấu hiểu con

Trong giai đoạn tiểu học, con sẽ có vô khối những vấn đề gặp ở trường, với thầy với bạn. Đơn giản chỉ như một lời mắng mỏ, chê trách của thầy cô, hay là những câu giễu cợt, chê bai của các bạn. Đó là do con còn nhỏ, còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm trong giải quyết những vấn đề như vậy. Về nhà con sẽ muốn bày tỏ với bố mẹ những bức xúc của bản thân. Đó là chuyện hoàn toàn dễ hiểu và cần được thấu hiểu và cảm thông để giúp con giải tỏa những suy nghĩ, lo âu, buồn giận.


Cha mẹ luôn đồng cảm, thấu hiểu con là dấu hiệu của cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn tiểu học
Đồng cảm và thấu hiểu con khiến con có cảm giác gần gũi, yêu thương cha mẹ

Việc đầu tiên là chúng ta hãy cùng trò chuyện để kết nối với con. Trong khi tương tác, chúng ta cần chú trọng tới cảm xúc của con đang có chứ không nên chú ý tới những hành động, lời nói, cử chỉ khó chịu của con. Ví dụ như con đang thấy đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn cơm. Việc bạn ép con ngồi vào bàn ăn tối làm con rất khó chịu. Lúc này, bạn nên nhẹ nhàng quan tâm tới cảm xúc của con, đôi khi chỉ bằng câu hỏi thăm đơn giản: “con có vẻ đang mệt đúng không, nếu con thấy mệt mỏi chưa muốn ăn, con có thể về phòng nghỉ ngơi một chút cho đỡ mệt, rồi ăn sau nhé”. Đó là điều bạn cần chú ý tới chứ không phải việc con vùng vằng, không muốn ăn. Con sẽ cảm thấy được động viên, an ủi khi được ba mẹ hỏi han như vậy.


Việc giao tiếp dựa trên sự tôn trọng con và bày tỏ sự cảm thông là một trong những dấu hiệu nổi bật của cha mẹ đồng hành cùng con giai đoạn tiểu học. Khi con đang mang trong mình một cảm xúc rất mạnh mẽ của sự giận dữ, con sẽ không muốn lắng nghe lời khuyên bảo hay chỉ trích. Điều con muốn nghe đó là sự đồng cảm của cha mẹ lúc ấy. Việc ta lắng nghe, tôn trọng cảm xúc của con, sẽ làm cho con nguôi giận và thoải mái hơn. Khi đó, con sẽ mở lòng để tâm sự với cha mẹ.


Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, chúng sẽ thêm gần gũi với cha mẹ hơn. Sự cảm thông của cha mẹ dành cho con giống như hộp cứu thương cảm xúc, sẽ giúp con trong việc điều chỉnh lại cảm xúc nóng giận bực tức đang dâng trào, bủa vây lấy trái tim và khối óc của con.

Hãy cùng tìm hiểu một trường hợp sau để thấy rõ vấn đề này. Một bé gái ở độ tuổi 10, con đi học về với vẻ mặt rất buồn và mệt mỏi. Con khó chịu khi bị bạn bè trêu chọc về việc không trả lời được câu hỏi thủ đô của Hà Lan là thành phố nào lúc ở trên lớp. Về nhà, mẹ của bé thấy nét buồn rầu đó. Khi nghe con nói vấn đề, người mẹ nói: “Có gì mà phải buồn về việc không trả lời được, bình thường thôi mà”. Cô con gái tiu nghỉu về phòng đóng sập cửa và nằm cuộn tròn trên chiếc giường và cả buổi tối, con gái buồn phiền như vậy.

Thật ra, cô bé đang rất buồn và xấu hổ, cảm giác tự ti khi không trả lời được câu hỏi ấy. Vậy mà về nhà cũng chẳng nhận được sự đồng cảm của mẹ. Một đứa trẻ lên 10 thì đã có bao nhiêu kinh nghiệm cuộc sống để phớt lờ những lời chê bai, chế giễu của chúng bạn, và sự tự ti khi nó đến và bủa vây lấy tâm hồn mình. Nếu mẹ của cô bé xử trí khéo hơn bằng cách ngồi xuống gần con và ôn tồn đồng cảm chỉ bằng câu nói:

  • Hẳn là con đang buồn và cảm thấy xấu hổ đúng không? Thật khó chịu với cảm giác này con nhỉ? Nhưng không sao, đây là chuyện bình thường ai cũng sẽ có lúc gặp phải vì kiến thức quá rộng lớn con ạ.

Có lẽ con gái của bà đã được hiểu thương và tìm được sự an toàn và gần gũi nơi người mẹ.

Vì vậy, việc chúng ta đáp lại cảm xúc của trẻ chứ không phải thái độ của chúng để con cảm nhận được sự đồng cảm. Từ đó khéo léo hướng dẫn và định hướng cho con, để lần sau khi gặp lại thì con sẽ biết vượt qua tâm lý buồn bực, và tập trung hướng vào việc học hỏi.


Cách 3: Cha mẹ làm gương cho con theo đúng tinh thần “cha mẹ là nhân, con cái là quả”

Muốn con cái có những thói quen tốt, hành động tốt thì cha mẹ cũng hãy có những thói quen và hành động đúng đắn. Chúng ta là nhân, con cái là quả. Nhân tốt thì sẽ cho quả ngon, quả ngọt. Muốn có trái cam ngọt lành để ăn, thì nhân phải là một giống cam tốt, chứ không phải là một hạt giống quả bưởi. Một gia đình có bố mẹ đồng hành cùng nhau trong việc dạy con, một gia đình hoà thuận, yêu thương, tôn trọng nhau thì con cái sẽ lấy đó làm gương, và sẽ tự tôi rèn những phẩm chất tuyệt vời giống ba mẹ. Chúng ta cần chủ động giữ bình tĩnh, hòa nhã khi ở bên con, tôn trọng con như cách ta muốn con tôn trong mình như vậy. Con sẽ hiểu ra và học theo lối sống tử tế ấy của ba mẹ.


Chúng ta cần chủ động giữ bình tĩnh, hòa nhã khi ở bên con, tôn trọng con như cách ta muốn con tôn trong mình như vậy. Con sẽ hiểu ra và học theo lối sống tử tế ấy của ba mẹ.
Cha mẹ là nhân - con cái là quả

Cách 4: Giúp con cân bằng thời gian học tập và rèn luyện thể chất

Ngày nay, áp lực học tập đè nặng lên vai con trẻ. Đây là yếu tố tâm lý tác động lên con rất lớn. Biết rằng các con có áp lực của bài vở, trường lớp khiến cho chúng rất căng thẳng, mệt mỏi. Cha mẹ đồng hành luôn biết cách giúp con quân bình giữa việc học tập và rèn thể lực cũng như khả năng phát triển nội lực bổ ích như bơi lội, võ thuật, hay vẽ, đàn hát…. Mấu chốt của hành động này đó là tạo tiền đề để con cái hiểu rằng học văn hoá, kiến thức cần phải song hành với học tập và phát triển thể chất. Việc khuyến khích con thử thách để tìm ra sở thích cá nhân, từ đó rèn luyện lấy đó làm tuyệt chiêu cho mình sẽ vô cùng hữu ích.


Chúng ta cần chủ động giữ bình tĩnh, hòa nhã khi ở bên con, tôn trọng con như cách ta muốn con tôn trong mình như vậy. Con sẽ hiểu ra và học theo lối sống tử tế ấy của ba mẹ
Giúp con cân bằng thời gian học tập và rèn luyện thể chất


Cách 5: Khơi gợi tình yêu bản thân và tình yêu với thiên nhiên muôn loài


Tình yêu với bản thân gắn liền với tình yêu thiên nhiên muôn loài là tình yêu  bền vững, và thuận tự nhiên
Khơi gợi tình yêu bản thân cho con

Tạo điều kiện để con tự khám phá bản thân mình, học cách thấu hiểu bản thân và tôn trọng chính mình. Từ đó, con sẽ biết cách yêu thương tôn trọng người khác, thiên nhiên muôn loài.


Trong giai đoạn từ lớp 1 tới lớp 5 của tuổi tiểu học, con cần được dạy cách yêu thương, trân quý bản thân mình trước tiên. Hãy tôn trọng mình để xây dựng được lòng tự trọng, tự tôn trước. Sau đó, con cũng cần phải biết tôn trọng người khác, bởi đó là thứ họ cần giống như con đang cần.


Hãy để cho đứa trẻ của bạn biết yêu thương, tôn trọng bản thân, biết rõ mình đang thế nào trong mỗi phút giây. Khi đó, đứa trẻ ấy sẽ biết cách để yêu thương người khác và thiên nhiên muôn loài như tình yêu chúng dành cho mình vậy.
Trẻ biết yêu bản thân, yêu thiên nhiên muôn loài là cách con sống tử tế

Việc yêu thương bản thân, nhìn nhận chính mình để biết mình đang ra sao cần phải rèn luyện mỗi ngày. Có thể cho trẻ viết nhật ký tâm mỗi ngày, để con biết được mình ra sao mỗi phút giây, mình cảm thấy như thế nào, và mình suy nghĩ ra sao lúc ấy. Con hoàn toàn nên nhận diện cảm xúc cho dù đó là khi cơn nóng giận, vui vẻ, buồn đau hay hạnh phúc.


Qua mỗi lần như vậy, con sẽ biết mình đang như thế nào, việc con tự nhận diện cảm xúc của mình trong mỗi phút giây sẽ vỗ cùng quan trọng. Cha mẹ thông thường hay dạy con chối bỏ nó, phủ nhận nó bằng những lời khuyên rất hời hợt: “vui lên con, điều đó không đáng để buồn”.... Nói như vậy mà chẳng quan tâm tới con xem cảm xúc con như thế nào khi nghe những lời nói đó. Nhưng cha mẹ đồng hành thì làm hoàn toàn khác. Cha mẹ dạy con quan tâm tới cảm xúc của mình, để tôn trọng nó, nhận biết nó và rồi con tự biết cách để từ bỏ và buông lơi nó.


Hãy để cho đứa trẻ của bạn biết yêu thương, tôn trọng bản thân, biết rõ mình đang thế nào trong mỗi phút giây. Khi đó, đứa trẻ ấy sẽ biết cách để yêu thương người khác và thiên nhiên muôn loài như tình yêu chúng dành cho mình vậy.


Cách 6: Dạy con thực tập lòng biết ơn mỗi ngày


Lòng biết ơn là cội nguồn của mọi điều tốt lành trong cuộc sống. Cha mẹ đồng hành biết cách để dạy con biết ơn tất cả những vật, những việc, những thứ mình đang có, sắp có, sẽ có.


Chỉ bằng một bài tập rất nhỏ như: “con hãy liệt kê ra 3 điều con biết ơn của ngày nay?”. Con sẽ làm trong một cuốn sổ nhỏ ưa thích, những điều bé viết ra có thể rất đơn giản. Đó có thể là biết ơn bố vì mua xe đạp cho con, biết ơn mẹ vì nấu ăn cho con, biết ơn chiếc răng vì giúp con nhai thức ăn. Hoặc là con biết ơn bộ quần áo con mặc trên người, ngôi nhà xinh đẹp con đang ở… Cứ như vậy, dần dần con sẽ biết cách biết ơn mọi thứ dù là nhỏ nhất. Và theo luật hấp dẫn: khi con càng biết ơn thì vũ trụ sẽ mang lại cho con nhiều hơn thế.


Lòng biết ơn sẽ đi cùng những hành động tử tế biến con thành một người công dân đức độ, đầy tử tế và sống tỉnh thức. Đó là cách cha mẹ đồng hành giúp con mở rộng dung lượng trái tim và phát triển tâm thức.


Lòng biết ơn sẽ đi cùng những hành động tử tế biến con thành một người công dân đức độ, đầy tử tế và sống tỉnh thức. Đó là cách cha mẹ đồng hành giúp con mở rộng dung lượng trái tim và phát triển tâm thức
Lòng biế ơn là cội nguồn của một nhân cách sống tử tế

LỜI KẾT


Tóm lại, để cha mẹ đồng hành cùng con trong giai đoạn tiểu học, chúng ta cần thực hiện tốt những việc ở trên. Đó là dành thời gian cho con; đồng cảm, thấu hiểu, làm gương, cân bằng thời gian học. Bên cạnh đó hãy dạy con biết cách yêu thương bản thân và luôn sống với tâm thế biết ơn sâu sắc. Để thực hiện tất cả rất khó. Điều đơn giản chỉ là ta quan sát con chăm chú, dành tình yêu thuần khiết cho con, thì sẽ tự tìm cách để thực hiện.

Thay vì dành thời gian để trải qua và rút kinh nghiệm, các cha mẹ hãy cho mình cơ hội để bổ sung kiến thức cần thiết trong việc dạy con. Nếu bạn còn nhiều băn khoăn trong hành trình đồng hành cùng con, hãy đến với Dạy con 3 gốc một hành trình giúp cha mẹ thêm thấu hiểu, yêu thương con cái. Ở đây, cha mẹ sẽ học được cách chuyển hóa bản thân, nắm giữ những tuyệt chiêu để dạy con và cùng con tháo gỡ những khó khăn của con. Chúc bạn luôn đồng hành cùng con để mỗi gia đình luôn là một tế bào hạnh phúc và đầy tử tế của xã hội.



329 views0 comments
bottom of page