top of page
Writer's pictureKim Pastel

CÁCH ĐẶC BIỆT ĐỂ KIỂM SOÁT CƠN GIẬN

Updated: Apr 17, 2023

Xưa có một người tự nhận mình là thông thái, tên là Sĩ Thành Khởi. Ông ta thường nghe mọi người khen ngợi Lão Tử có trí tuệ siêu nhiên vượt bậc, vậy là vượt chặng đường dài đến bái kiến Lão Tử. Đến nơi, Sĩ Thành Khởi trông thấy nhà của Lão Tử bừa bộn như ổ chuột, thì tức giận nói: “Nghe mọi người nói ngài là thánh nhân trí tuệ cao siêu, ta băng qua mấy trăm dặm đường đến gặp ngài, không ngờ ngài chẳng khác gì con chuột!”.

Lão Tử nghe xong chẳng hề có phản ứng. Sĩ Thành Khởi chửi xong liền bỏ đi. Hôm sau, ông ta cảm thấy mình có lỗi, bèn đến xin lỗi Lão Tử. Lão Tử điềm nhiên nói: “Thánh nhân với không thánh nhân gì chứ, thứ danh hiệu ấy ta sớm đã vứt bỏ nó như chiếc giày rách rồi.

Ta nếu đã đắc được đại đạo, thì dù ngươi có chửi ta là trâu, là ngựa, là chuột, thì cũng có quan hệ gì chứ? Ta vẫn là ta!”. Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối diện với những việc không được vui vẻ, đáng bực mình.

Đặc biệt là khi vô duyên vô cớ bị người khác sỉ vả, nói xấu mình, chúng ta rất dễ nổi cơn giận. Thế nhưng có những người, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa họ cũng vẫn giữ được sự điềm nhiên, an tĩnh; như Lão Tử hay Đức Phật là một ví dụ điển hình, dù bị mắng chửi, lăng mạ nhưng vẫn bình thản như không.

1. Vậy cơn giận từ đâu đến và có cách nào để ta kiểm soát cơn giận?

Sân giận vốn được xếp vào “Tam độc”, 3 phiền não lớn nhất của con người bởi sức tàn phá và huỷ diệt khủng khiếp của nó. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cơn giận:Yếu tố đầu tiên đến từ bản thân mình, do chính mình thiếu sự định tĩnh, sáng suốt nên rất dễ nổi nóng.

Yếu tố thứ hai đến từ đối tượng bên ngoài, do mình muốn mọi thứ phải theo ý mình, đến khi đối tượng không làm đúng ý mình thì mình sinh bực mình, tức giận. Bất như ý nhỏ sinh cơn giận nhỏ. Ban đầu nó chỉ như một nhúm lửa yếu ớt có vẻ chẳng gây hại gì.

Nhưng chính nhúm lửa ấy nếu được tích tụ, nuôi dưỡng lâu ngày… đến một lúc bộc phát có thể trở thành một đám cháy phút chốc thiêu rụi tất cả. Hãy nhớ câu chuyện một chiếc tàn thuốc có thể thiêu cháy cả khu rừng.

Người ta hay nói “Cả giận mất khôn”. Khi đã nổi cơn tức giận, lý trí sẽ bị che mờ khiến cho bản thân có những hành động thiếu sáng suốt, gây ân hận về sau. Lúc ấy ta rất dễ có những hành động, lời nói gây tổn hại đến chính bản thân và mọi người xung quanh.

Cơn giận nhỏ như cỏ dại trong tâm trí ta. Nếu không để ý nhổ bỏ ngay từ đầu mà cứ để chúng mọc tự nhiên thì chẳng mấy chốc chúng sẽ sinh sôi nảy nở phủ kín khu vườn Tâm trí của ta, biến ta thành một người rất dễ sân giận lúc nào không hay.

2. Vậy làm cách nào để kiểm soát cơn giận?

Một số người khi nổi giận, liền chọn cách xả cơn giận ấy ra ngoài. Đó cũng là một cách để có thể giúp bản thân giải tỏa cảm xúc phần nào. Thế nhưng cách này rất nguy hại vì khả năng cao là gây tổn thương, nguy hại đến mình và người khác. Tổn thương lớn khi đã gây ra rồi thì khó mà hàn gắn lại được.  Một số khác thì chọn cách im lặng, nín nhịn. Cách này có thể giữ được hoà khí hiện tại.

Nhưng nhẫn nhịn, dồn nén quá nhiều, quá lâu mà không biết cách hoá giải thì rất dễ có ngày bùng nổ. Hậu quả khó lường trước được.  Có người chọn cách bỏ đi, tạm thời tránh xa khỏi đối tượng gây ra sự khó chịu, bực mình. Cách này có thể hạn chế rủi ro tổn hại khi cơn giận bộc phát, thế nhưng đây là giải pháp trốn chạy tạm thời. Khó có thể lâu dài và diệt trừ tận gốc được cơn giận.

Tất cả những phương cách trên đều chỉ là giải pháp tạm thời. Chúng sẽ không giúp ích cho bạn để có thể hoá giải tận gốc cơn giận. Cách tốt nhất đó chính là tập quan sát và ghi nhận cơn giận của mình. Chỉ khi bạn tập quan sát, chú tâm ghi nhận vào từng hành động nhỏ trong cuộc sống, bạn mới dần luyện cho mình sự định tĩnh và sáng suốt, thấy rõ mình.

Trong đời sống, nếu mình thấy rõ mình, thì khi có chuyện xảy đến, mình sẽ thấy rõ tâm mình.Tâm sân giận mới khởi sinh thì mình thấy rõ ngay tức thời để ngăn chặn nó ngay. Còn nếu không thấy thì cơn sân giận kéo dài một lúc sau mới có thể tan được. Mà trong thời gian đó thì cơn sân đã kịp gây tổn hại rất nhiều rồi. Vậy nên mới nói, khi ai có thể giữ được tâm Chánh niệm, trọn vẹn với từng khoảnh khắc trong cuộc sống, đó là người hạnh phúc nhất.

Các bạn có thể tìm hiểu về phương pháp quản lý cảm xúc, sửa tâm tính, hoá giải cơn sân giận, dính mắc tại lớp Chánh Kiến 2 – Kiến tạo con đường hạnh phúc.

Lớp học chia sẻ giúp bạn thấu hiểu cốt lõi sâu nhất của Nhân Quả, bí quyết hoá giải Nghiệp trong đời sống, cách thực hành Chánh Niệm tự nhiên, đặc biệt hướng dẫn bạn chi tiết phương pháp Sửa Tâm Tính của Cổ Nhân, từ đó thay đổi tâm tính từ bên trong để sống buông xả, bớt dính mắc, tìm thấy được bình an.

Bạn nào có tính hay nóng giận, khó kiểm soát cảm xúc, hay gãy đổ các mối quan hệ thì lớp này sẽ rất phù hợp nhé! Quan tâm xem tại đây!

CÁCH ĐẶC BIỆT ĐỂ KIỂM SOÁT CƠN GIẬN

Updated: Apr 17, 2023

Xưa có một người tự nhận mình là thông thái, tên là Sĩ Thành Khởi. Ông ta thường nghe mọi người khen ngợi Lão Tử có trí tuệ siêu nhiên vượt bậc, vậy là vượt chặng đường dài đến bái kiến Lão Tử. Đến nơi, Sĩ Thành Khởi trông thấy nhà của Lão Tử bừa bộn như ổ chuột, thì tức giận nói: “Nghe mọi người nói ngài là thánh nhân trí tuệ cao siêu, ta băng qua mấy trăm dặm đường đến gặp ngài, không ngờ ngài chẳng khác gì con chuột!”.

Lão Tử nghe xong chẳng hề có phản ứng. Sĩ Thành Khởi chửi xong liền bỏ đi. Hôm sau, ông ta cảm thấy mình có lỗi, bèn đến xin lỗi Lão Tử. Lão Tử điềm nhiên nói: “Thánh nhân với không thánh nhân gì chứ, thứ danh hiệu ấy ta sớm đã vứt bỏ nó như chiếc giày rách rồi.

Ta nếu đã đắc được đại đạo, thì dù ngươi có chửi ta là trâu, là ngựa, là chuột, thì cũng có quan hệ gì chứ? Ta vẫn là ta!”. Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối diện với những việc không được vui vẻ, đáng bực mình.

Đặc biệt là khi vô duyên vô cớ bị người khác sỉ vả, nói xấu mình, chúng ta rất dễ nổi cơn giận. Thế nhưng có những người, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa họ cũng vẫn giữ được sự điềm nhiên, an tĩnh; như Lão Tử hay Đức Phật là một ví dụ điển hình, dù bị mắng chửi, lăng mạ nhưng vẫn bình thản như không.

1. Vậy cơn giận từ đâu đến và có cách nào để ta kiểm soát cơn giận?

Sân giận vốn được xếp vào “Tam độc”, 3 phiền não lớn nhất của con người bởi sức tàn phá và huỷ diệt khủng khiếp của nó. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cơn giận:Yếu tố đầu tiên đến từ bản thân mình, do chính mình thiếu sự định tĩnh, sáng suốt nên rất dễ nổi nóng.

Yếu tố thứ hai đến từ đối tượng bên ngoài, do mình muốn mọi thứ phải theo ý mình, đến khi đối tượng không làm đúng ý mình thì mình sinh bực mình, tức giận. Bất như ý nhỏ sinh cơn giận nhỏ. Ban đầu nó chỉ như một nhúm lửa yếu ớt có vẻ chẳng gây hại gì.

Nhưng chính nhúm lửa ấy nếu được tích tụ, nuôi dưỡng lâu ngày… đến một lúc bộc phát có thể trở thành một đám cháy phút chốc thiêu rụi tất cả. Hãy nhớ câu chuyện một chiếc tàn thuốc có thể thiêu cháy cả khu rừng.

Người ta hay nói “Cả giận mất khôn”. Khi đã nổi cơn tức giận, lý trí sẽ bị che mờ khiến cho bản thân có những hành động thiếu sáng suốt, gây ân hận về sau. Lúc ấy ta rất dễ có những hành động, lời nói gây tổn hại đến chính bản thân và mọi người xung quanh.

Cơn giận nhỏ như cỏ dại trong tâm trí ta. Nếu không để ý nhổ bỏ ngay từ đầu mà cứ để chúng mọc tự nhiên thì chẳng mấy chốc chúng sẽ sinh sôi nảy nở phủ kín khu vườn Tâm trí của ta, biến ta thành một người rất dễ sân giận lúc nào không hay.

2. Vậy làm cách nào để kiểm soát cơn giận?

Một số người khi nổi giận, liền chọn cách xả cơn giận ấy ra ngoài. Đó cũng là một cách để có thể giúp bản thân giải tỏa cảm xúc phần nào. Thế nhưng cách này rất nguy hại vì khả năng cao là gây tổn thương, nguy hại đến mình và người khác. Tổn thương lớn khi đã gây ra rồi thì khó mà hàn gắn lại được.  Một số khác thì chọn cách im lặng, nín nhịn. Cách này có thể giữ được hoà khí hiện tại.

Nhưng nhẫn nhịn, dồn nén quá nhiều, quá lâu mà không biết cách hoá giải thì rất dễ có ngày bùng nổ. Hậu quả khó lường trước được.  Có người chọn cách bỏ đi, tạm thời tránh xa khỏi đối tượng gây ra sự khó chịu, bực mình. Cách này có thể hạn chế rủi ro tổn hại khi cơn giận bộc phát, thế nhưng đây là giải pháp trốn chạy tạm thời. Khó có thể lâu dài và diệt trừ tận gốc được cơn giận.

Tất cả những phương cách trên đều chỉ là giải pháp tạm thời. Chúng sẽ không giúp ích cho bạn để có thể hoá giải tận gốc cơn giận. Cách tốt nhất đó chính là tập quan sát và ghi nhận cơn giận của mình. Chỉ khi bạn tập quan sát, chú tâm ghi nhận vào từng hành động nhỏ trong cuộc sống, bạn mới dần luyện cho mình sự định tĩnh và sáng suốt, thấy rõ mình.

Trong đời sống, nếu mình thấy rõ mình, thì khi có chuyện xảy đến, mình sẽ thấy rõ tâm mình.Tâm sân giận mới khởi sinh thì mình thấy rõ ngay tức thời để ngăn chặn nó ngay. Còn nếu không thấy thì cơn sân giận kéo dài một lúc sau mới có thể tan được. Mà trong thời gian đó thì cơn sân đã kịp gây tổn hại rất nhiều rồi. Vậy nên mới nói, khi ai có thể giữ được tâm Chánh niệm, trọn vẹn với từng khoảnh khắc trong cuộc sống, đó là người hạnh phúc nhất.

Các bạn có thể tìm hiểu về phương pháp quản lý cảm xúc, sửa tâm tính, hoá giải cơn sân giận, dính mắc tại lớp Chánh Kiến 2 – Kiến tạo con đường hạnh phúc.

Lớp học chia sẻ giúp bạn thấu hiểu cốt lõi sâu nhất của Nhân Quả, bí quyết hoá giải Nghiệp trong đời sống, cách thực hành Chánh Niệm tự nhiên, đặc biệt hướng dẫn bạn chi tiết phương pháp Sửa Tâm Tính của Cổ Nhân, từ đó thay đổi tâm tính từ bên trong để sống buông xả, bớt dính mắc, tìm thấy được bình an.

Bạn nào có tính hay nóng giận, khó kiểm soát cảm xúc, hay gãy đổ các mối quan hệ thì lớp này sẽ rất phù hợp nhé! Quan tâm xem tại đây!

bottom of page