top of page
Writer's pictureLinh Van

5 cách giảm stress hiệu quả mà bạn nhất định phải biết

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người lại càng hối hả chạy theo với vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Cũng chính vì vậy mà tình trạng căng thẳng stress là điều không thể tránh khỏi. Đừng để đến khi tình trạng không thể can thiệp được mới làm điều gì đó trong khi bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và áp dụng các cách giảm stress thông qua những hoạt động quen thuộc, dễ làm hàng ngày.

Những hậu quả nếu tình trạng stress kéo dài

Tình trạng stress xuất hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, có người bị một dạng nhưng có người thì bị ở nhiều dạng. Chẳng hạn như stress do công việc, áp lực học hành hay những điều mệt mỏi xuất phát từ gia đình. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở nhiều lứa tuổi mới mức độ khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe cũng như cảm xúc. Chẳng hạn như:


Tình trạng stress kéo dài dễ dẫn đến trầm cảm

  • Teo não, suy giảm trí nhớ: khi tình trạng stress kéo dài sẽ làm cho não bộ bị thiếu oxy nên hoạt động kém hiệu quả. Điều này lâu ngày sẽ làm suy giảm trí nhớ, giảm tập trung và làm cho tư duy hoạt động hàng ngày trở nên kém hiệu quả. Lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh

  • Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa do đây là bộ phận chưa rất nhiều dây thần kinh của cơ thể. Tình trạng stress căng thẳng kéo dài sẽ tác động đến hoạt động của dạ dày. Dễ dẫn đến các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày

  • Các bệnh về tim mạch: khi stress sẽ dẫn đến thở gấp, nhịp tim đập nhanh hơn. Lúc này lưu lượng máu tới tim giảm nên sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho hoạt động của tim mạch

  • Đột quỵ là tình trạng có thể gặp nếu người bị stress có cảm xúc quá mức kèm theo bệnh lý trong người. Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì người hay stress thì có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Tưởng chừng đơn giản nhưng những lần mệt mỏi, stress trong cuộc sống nếu vẫn kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ. Chính vì vậy bạn phải luôn bỏ túi những bí kíp nho nhỏ giúp những cơn mệt mỏi xua đi nhanh chóng.

5 cách giảm stress hiệu quả dành cho bạn

Khi gặp những dấu hiệu căng thẳng bạn thường làm gì? Có rất nhiều bạn hoang mang gửi câu hỏi về cho tôi trong các chương trình. Hầu như chúng ta không có được những bí kíp từ đơn giản nhất để vượt qua với tình trạng này. Bạn có thể thử tham khảo những cách đơn giản sau:

1. Tập thể dục là cách giảm stress hiệu quả

Cách này không chỉ giúp bạn giảm stress mà còn có tác dụng chống lại tình trạng mệt mỏi. Vì việc đặt áp lực thể chất khi hoạt động thể dục sẽ làm giảm áp lực tinh thần. Khi tập thể dục thường xuyên bạn sẽ hạn chế được stress do:


Tập thể dục cũng là cách giảm stress

  • Giảm hormone cortisol gây căng thẳng đồng thời giải phóng được hormone endorphin có khả năng giảm đau tự nhiên

  • Cải thiện giấc ngủ giúp giảm căng thẳng lo lắng

  • Giúp khỏe mạnh tự tin hơn từ đó có được tinh thần thoải mái

Duy trì thói quen tập thể dục không hề đơn giản, chính vì vậy hãy tự tạo cho mình những kế hoạch để có được thói quen này. Bạn có thể bắt đầu bằng những bộ môn đơn giản như: chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

2. Viết nhật ký nếu bạn cần giảm căng thẳng

Nếu bạn căng thẳng hãy thử viết những cảm xúc của mình lên giấy và cảm nhận hiệu quả nhé. Các nhà khoa học lý giải việc đưa những cảm xúc giúp não bộ tập trung suy nghĩ hơn. Từ đó những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, muộn phiền sẽ mất đi. Thậm chí theo nhiều nghiên cứu thì nếu viết tập trung trong vòng 30 phút sẽ làm giảm 40% cơn stress - một con số bất ngờ đúng không?

Bạn cũng có thể viết ra những tâm trạng của mình trong ngày để ghi nhận. Hãy dành thời gian để lắng lòng mình lại, suy ngẫm lại về những việc đã trải qua, những việc mà bạn đã làm rồi nhẹ nhàng viết ra giấy.

Tuy nhiên cũng cần phải chú ý khi viết để tránh tình trạng đầu óc hoạt động nhiều hơn gây ra tình trạng mệt mỏi. Hãy viết lên những điều bạn suy nghĩ nhưng tránh đi vào quá chi tiết sẽ gây căng thẳng mệt mỏi hay khi mô tả quá nhiều về sự sợ hãi sẽ làm cho cơn sợ hãi gia tăng trong đầu óc của bạn.

3. Cười nhiều hơn giúp giảm stress

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta có câu: “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” Nụ cười không chỉ giúp bạn có được tâm trạng vui vẻ mà còn có khả năng lan truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Khi bạn cười thì oxy sẽ được cung cấp cho tim nhiều hơn, ngăn ngờ những vấn đề về tim mạch. Đồng thời lúc cười cũng giúp máu lưu thông lên não, kích thích được hai bán cầu não tiếp thu và lưu trữ thông tin. Đó là lý do tại sao những giờ học với không khí vui vẻ thường được học sinh hưởng ứng nhiều hơn.

Có quá nhiều lý do để chúng ta mỉm cười đúng không? Vì vậy hãy mỉm cười dù một ngày của bạn có u ám đến thế nào? Vì biết đâu nụ cười của bạn chính là nguồn sáng duy nhất mà ai đó được nhìn thấy trong ngày.

4. Nghe nhạc để giảm căng thẳng

Bạn có tin 6 phút nghe nhạc đã giúp bạn giảm được 60% cơn stress không - đó là kết quả nghiên cứu của đại học khoa học Sussex. Bạn hãy hình dung âm nhạc như một công cụ để “đánh lạc hướng” tâm trí, giúp giải tỏa được tình trạng căng thẳng mệt mỏi mà bạn gặp phải.

Hãy chọn cho mình những bản nhạc không lời khi làm việc để hạn chế tiếng ồn xung quanh. Vào buổi tối hãy thả mình nhẹ nhàng theo một bản nhạc yêu thích. Việc duy trì thói quen này sẽ giúp đầu óc được giải tỏa căng thẳng từ đó hạn chế được rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

5. Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng

Khi mất bình tĩnh bạn không cần phải làm gì cả hãy học cách dừng lại, kiếm cho mình một không gian thoải mái và tìm cách hít thật sâu, rồi thở ra nhẹ nhàng. Điều này giúp cho các hormone gây căng thẳng được giải phóng, giúp điều hòa nhịp tim dễ dàng hơn. Đó là do khi bạn tập trung vào hơi thở thì phổi, khoang bụng sẽ được mở rộng khiến cho nhịp tim được điều hòa. Từ đó bạn có cảm giác nhẹ nhàng hơn.


Hãy ngồi thiền để giảm stress

Duy trì việc ngồi yên tĩnh, quan sát hơi thở cũng là một cách rất hay mà nhiều người đang áp dụng. Những bài tập thiền định giúp bạn quay vào bên trong, kết nối với chính mình. Để từ đó soi rọi tìm ra nguyên nhân để giảm đi tình trạng căng thẳng mệt mỏi.

Bạn có thể tìm hiểu và tham gia các khóa thiền Vipassana

Giảm căng thẳng từ gốc rễ - làm chủ bản thân hiệu quả

Mọi phương pháp giảm stress chỉ là tạm thời nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bạn hãy đặt ra câu hỏi là sự stress đến từ đâu?

Chẳng hạn như stress đến từ công việc thì hãy bình tâm để suy xét là do bạn không đủ nguồn lực, sự mong cầu của sếp hay bản thân bạn không có đủ khả năng làm điều đó. Vì thực tế chúng ta chỉ mệt mỏi khi bản thân không có khả năng tự giải quyết những vấn đề mà mình đang gặp phải.

Từ việc vạch ra được nguyên nhân chúng ta sẽ có được cho mình các giải pháp để giảm được tình trạng stress. Nếu không đủ nguồn lực hãy trao đổi với sếp và nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Bản thân bạn cũng cần học hỏi không ngừng để có thể gia tăng được kỹ năng cũng như gia tăng được năng lực, mức độ đáp ứng được công việc. Tất nhiên để có được sự ủng hộ vui vẻ từ người khác thì bạn cũng cần gieo đi những hạt giống tốt: sự chăm chỉ, chân thành, quan tâm giúp đỡ người khác…

Mệt mỏi cũng có thể xuất phát từ việc quá mong cầu vào bản thân và người khác. Khi kỳ vọng quá lớn mà khả năng không đáp ứng được thì cũng dễ gây ra những ức chế… Đặc biệt là khi bạn cùng lúc phải gánh vác rất nhiều vai trò: nhân viên, làm vợ/chồng, làm cha/mẹ…

Trong lớp Chánh kiến cũng như nhiều lớp học khác, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của học viên về cách làm sao để thoát khỏi áp lực trong cuộc sống. Thực tế điều đơn giản là bạn chỉ cần chậm lại để quan sát nhiều lên, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Kết luận

Qua những cách được chia sẻ chúng ta có thể thấy rằng việc giảm stress thực tế hết sức đơn giản. Nhưng điều này cần phải được duy trì bởi những điều làm chúng ta căng thẳng mệt mỏi có thể đến vào bất cứ lúc nào. Chuẩn bị cho mình những bí kíp nhỏ để cân bằng thân tâm mỗi ngày là cách mà bạn có thể làm để có được một cuộc sống thật sự chất lượng.




143 views

5 cách giảm stress hiệu quả mà bạn nhất định phải biết

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì con người lại càng hối hả chạy theo với vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Cũng chính vì vậy mà tình trạng căng thẳng stress là điều không thể tránh khỏi. Đừng để đến khi tình trạng không thể can thiệp được mới làm điều gì đó trong khi bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và áp dụng các cách giảm stress thông qua những hoạt động quen thuộc, dễ làm hàng ngày.

Những hậu quả nếu tình trạng stress kéo dài

Tình trạng stress xuất hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, có người bị một dạng nhưng có người thì bị ở nhiều dạng. Chẳng hạn như stress do công việc, áp lực học hành hay những điều mệt mỏi xuất phát từ gia đình. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở nhiều lứa tuổi mới mức độ khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe cũng như cảm xúc. Chẳng hạn như:


Tình trạng stress kéo dài dễ dẫn đến trầm cảm

  • Teo não, suy giảm trí nhớ: khi tình trạng stress kéo dài sẽ làm cho não bộ bị thiếu oxy nên hoạt động kém hiệu quả. Điều này lâu ngày sẽ làm suy giảm trí nhớ, giảm tập trung và làm cho tư duy hoạt động hàng ngày trở nên kém hiệu quả. Lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh

  • Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa do đây là bộ phận chưa rất nhiều dây thần kinh của cơ thể. Tình trạng stress căng thẳng kéo dài sẽ tác động đến hoạt động của dạ dày. Dễ dẫn đến các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày

  • Các bệnh về tim mạch: khi stress sẽ dẫn đến thở gấp, nhịp tim đập nhanh hơn. Lúc này lưu lượng máu tới tim giảm nên sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho hoạt động của tim mạch

  • Đột quỵ là tình trạng có thể gặp nếu người bị stress có cảm xúc quá mức kèm theo bệnh lý trong người. Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì người hay stress thì có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Tưởng chừng đơn giản nhưng những lần mệt mỏi, stress trong cuộc sống nếu vẫn kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ. Chính vì vậy bạn phải luôn bỏ túi những bí kíp nho nhỏ giúp những cơn mệt mỏi xua đi nhanh chóng.

5 cách giảm stress hiệu quả dành cho bạn

Khi gặp những dấu hiệu căng thẳng bạn thường làm gì? Có rất nhiều bạn hoang mang gửi câu hỏi về cho tôi trong các chương trình. Hầu như chúng ta không có được những bí kíp từ đơn giản nhất để vượt qua với tình trạng này. Bạn có thể thử tham khảo những cách đơn giản sau:

1. Tập thể dục là cách giảm stress hiệu quả

Cách này không chỉ giúp bạn giảm stress mà còn có tác dụng chống lại tình trạng mệt mỏi. Vì việc đặt áp lực thể chất khi hoạt động thể dục sẽ làm giảm áp lực tinh thần. Khi tập thể dục thường xuyên bạn sẽ hạn chế được stress do:


Tập thể dục cũng là cách giảm stress

  • Giảm hormone cortisol gây căng thẳng đồng thời giải phóng được hormone endorphin có khả năng giảm đau tự nhiên

  • Cải thiện giấc ngủ giúp giảm căng thẳng lo lắng

  • Giúp khỏe mạnh tự tin hơn từ đó có được tinh thần thoải mái

Duy trì thói quen tập thể dục không hề đơn giản, chính vì vậy hãy tự tạo cho mình những kế hoạch để có được thói quen này. Bạn có thể bắt đầu bằng những bộ môn đơn giản như: chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

2. Viết nhật ký nếu bạn cần giảm căng thẳng

Nếu bạn căng thẳng hãy thử viết những cảm xúc của mình lên giấy và cảm nhận hiệu quả nhé. Các nhà khoa học lý giải việc đưa những cảm xúc giúp não bộ tập trung suy nghĩ hơn. Từ đó những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, muộn phiền sẽ mất đi. Thậm chí theo nhiều nghiên cứu thì nếu viết tập trung trong vòng 30 phút sẽ làm giảm 40% cơn stress - một con số bất ngờ đúng không?

Bạn cũng có thể viết ra những tâm trạng của mình trong ngày để ghi nhận. Hãy dành thời gian để lắng lòng mình lại, suy ngẫm lại về những việc đã trải qua, những việc mà bạn đã làm rồi nhẹ nhàng viết ra giấy.

Tuy nhiên cũng cần phải chú ý khi viết để tránh tình trạng đầu óc hoạt động nhiều hơn gây ra tình trạng mệt mỏi. Hãy viết lên những điều bạn suy nghĩ nhưng tránh đi vào quá chi tiết sẽ gây căng thẳng mệt mỏi hay khi mô tả quá nhiều về sự sợ hãi sẽ làm cho cơn sợ hãi gia tăng trong đầu óc của bạn.

3. Cười nhiều hơn giúp giảm stress

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta có câu: “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” Nụ cười không chỉ giúp bạn có được tâm trạng vui vẻ mà còn có khả năng lan truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Khi bạn cười thì oxy sẽ được cung cấp cho tim nhiều hơn, ngăn ngờ những vấn đề về tim mạch. Đồng thời lúc cười cũng giúp máu lưu thông lên não, kích thích được hai bán cầu não tiếp thu và lưu trữ thông tin. Đó là lý do tại sao những giờ học với không khí vui vẻ thường được học sinh hưởng ứng nhiều hơn.

Có quá nhiều lý do để chúng ta mỉm cười đúng không? Vì vậy hãy mỉm cười dù một ngày của bạn có u ám đến thế nào? Vì biết đâu nụ cười của bạn chính là nguồn sáng duy nhất mà ai đó được nhìn thấy trong ngày.

4. Nghe nhạc để giảm căng thẳng

Bạn có tin 6 phút nghe nhạc đã giúp bạn giảm được 60% cơn stress không - đó là kết quả nghiên cứu của đại học khoa học Sussex. Bạn hãy hình dung âm nhạc như một công cụ để “đánh lạc hướng” tâm trí, giúp giải tỏa được tình trạng căng thẳng mệt mỏi mà bạn gặp phải.

Hãy chọn cho mình những bản nhạc không lời khi làm việc để hạn chế tiếng ồn xung quanh. Vào buổi tối hãy thả mình nhẹ nhàng theo một bản nhạc yêu thích. Việc duy trì thói quen này sẽ giúp đầu óc được giải tỏa căng thẳng từ đó hạn chế được rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

5. Hít thở sâu giúp giảm căng thẳng

Khi mất bình tĩnh bạn không cần phải làm gì cả hãy học cách dừng lại, kiếm cho mình một không gian thoải mái và tìm cách hít thật sâu, rồi thở ra nhẹ nhàng. Điều này giúp cho các hormone gây căng thẳng được giải phóng, giúp điều hòa nhịp tim dễ dàng hơn. Đó là do khi bạn tập trung vào hơi thở thì phổi, khoang bụng sẽ được mở rộng khiến cho nhịp tim được điều hòa. Từ đó bạn có cảm giác nhẹ nhàng hơn.


Hãy ngồi thiền để giảm stress

Duy trì việc ngồi yên tĩnh, quan sát hơi thở cũng là một cách rất hay mà nhiều người đang áp dụng. Những bài tập thiền định giúp bạn quay vào bên trong, kết nối với chính mình. Để từ đó soi rọi tìm ra nguyên nhân để giảm đi tình trạng căng thẳng mệt mỏi.

Bạn có thể tìm hiểu và tham gia các khóa thiền Vipassana

Giảm căng thẳng từ gốc rễ - làm chủ bản thân hiệu quả

Mọi phương pháp giảm stress chỉ là tạm thời nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Bạn hãy đặt ra câu hỏi là sự stress đến từ đâu?

Chẳng hạn như stress đến từ công việc thì hãy bình tâm để suy xét là do bạn không đủ nguồn lực, sự mong cầu của sếp hay bản thân bạn không có đủ khả năng làm điều đó. Vì thực tế chúng ta chỉ mệt mỏi khi bản thân không có khả năng tự giải quyết những vấn đề mà mình đang gặp phải.

Từ việc vạch ra được nguyên nhân chúng ta sẽ có được cho mình các giải pháp để giảm được tình trạng stress. Nếu không đủ nguồn lực hãy trao đổi với sếp và nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Bản thân bạn cũng cần học hỏi không ngừng để có thể gia tăng được kỹ năng cũng như gia tăng được năng lực, mức độ đáp ứng được công việc. Tất nhiên để có được sự ủng hộ vui vẻ từ người khác thì bạn cũng cần gieo đi những hạt giống tốt: sự chăm chỉ, chân thành, quan tâm giúp đỡ người khác…

Mệt mỏi cũng có thể xuất phát từ việc quá mong cầu vào bản thân và người khác. Khi kỳ vọng quá lớn mà khả năng không đáp ứng được thì cũng dễ gây ra những ức chế… Đặc biệt là khi bạn cùng lúc phải gánh vác rất nhiều vai trò: nhân viên, làm vợ/chồng, làm cha/mẹ…

Trong lớp Chánh kiến cũng như nhiều lớp học khác, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của học viên về cách làm sao để thoát khỏi áp lực trong cuộc sống. Thực tế điều đơn giản là bạn chỉ cần chậm lại để quan sát nhiều lên, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Kết luận

Qua những cách được chia sẻ chúng ta có thể thấy rằng việc giảm stress thực tế hết sức đơn giản. Nhưng điều này cần phải được duy trì bởi những điều làm chúng ta căng thẳng mệt mỏi có thể đến vào bất cứ lúc nào. Chuẩn bị cho mình những bí kíp nhỏ để cân bằng thân tâm mỗi ngày là cách mà bạn có thể làm để có được một cuộc sống thật sự chất lượng.




143 views0 comments
bottom of page