Cha mẹ trực thăng là gì?
Cách gọi những ông bố bà mẹ chăm con quá kỹ, luôn ở bên cạnh, hướng con theo ý mình. Cách gọi này bắt nguồn từ sự liên tưởng tới hình ảnh những chiếc trực thăng bay lơ lửng ngay trên đầu những đứa trẻ, không ngừng giám sát mọi mặt đời sống của chúng
Ann Dunnewold, Ph.D. - nhà tâm lý học đồng thời là tác giả của cuốn sách Event June Cleaver Will Forget the Juice Box, nói rằng nuôi dạy con kiểu "trực thăng" chỉ đơn giản là nuôi dạy con cái "quá mức". Điều đó có nghĩa là tham gia vào cuộc sống của một đứa trẻ theo cách kiểm soát quá mức, bảo vệ và hoàn thiện con quá mức theo cách vượt quá trách nhiệm của việc nuôi dạy trẻ từ việc lựa chọn quần áo, ăn uống, lựa chọn các môn học năng khiếu, kết bạn, cho đến những quyết định trong cuộc sống như chọn trường đại học, nghề nghiệp tương lai.
Việc nuôi dạy con kiểu "trực thăng" có thể đến từ nhiều lý do, nhưng những nguyên nhân phổ biến như:
Sợ con phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng
Cảm giác lo lắng, áp lực từ những cha mẹ hình mẫu khác…
Cháu đích tôn, con một
Cha mẹ thiếu nghị lực
Cha mẹ sĩ diện, nhiều kỳ vọng
Hậu quả của cha mẹ trực thăng gây ra
Sau khi trường thành, nhiều người cho rằng:
Họ được bảo bọc quá kỹ đến mức CHẲNG CÒN khả năng đương đầu với khó khăn hay chấp nhận thất bại, đối diện với thực tế. Hơn nữa, khi cha mẹ dành quá nhiều thời gian chăm bẵm và quan tâm con cái thường khiến quan hệ vợ chồng bị rạn nứt, các hoạt động xã hội mờ nhạt dần và chính bản thân họ cũng không có thời gian để thư giãn hay nghỉ ngơi.
Nghiên cứu của Ellen Sandseter - một giáo sư về giáo dục mầm non tại trường Đại học Queen Maud ở Trondheim (Na Uy) đã phát hiện rằng những đứa trẻ dành nhiều thời gian khám phá về thế giới xung quanh trước khi lên 9 tuổi ít bị lo lắng và hồi hộp khi xa cách người thân.
Điều này cho thấy những vết thương nhỏ và thất bại của trẻ trong quãng đầu đời giúp ích nhiều cho sự tự tin và phát triển tâm lý của chúng sau này. Những thất bại, vấp ngã dạy cho trẻ biết được đâu là giới hạn của mình, làm thế nào để xử lý những tình huống đáng sợ đó, học cách kiểm soát rủi ro và nỗi sợ hãi của chính mình. "Việc chúng ta lo lắng thái quá có thể làm chúng sợ hãi hơn và tăng tỉ lệ mắc bệnh về tâm lý", bà viết.
ĐỪNG CƯỚP QUYỀN TRƯỞNG THÀNH CỦA CON
Cha mẹ hãy cho phép chúng thất vọng và đồng thời giúp chúng vượt qua thất bại.
Hãy để cho con làm những công việc mà chúng có khả năng về cả thể chất lẫn tinh thần. Từ đó trẻ sẽ trở nên kiên cường, tự tin.
Tựu chung lại, cha mẹ nên khuyến khích con mình tự giải quyết các vấn đề thay vì giải quyết và đưa ra quyết định hộ chúng. Hơn thế nữa, việc kiểm soát mọi hành vi cử chỉ của con là không cần thiết. Hãy để con bước đi trên con đường của mình và cảm nhận mọi nỗi đau sau mỗi lần vấp ngã, từ đó chúng có thể tự nhận ra những bài học quý giá.
Dù yêu con đến mấy, cha mẹ cũng cần phải biết “tàn nhẫn”, cần phải đẩy con ra khỏi vòng tay ấm áp của mình, dằn lòng tập cho con quen với nghịch cảnh và cố giữ khoảng cách (đủ an toàn) để con tự chống chọi với khó khăn. Cha mẹ chỉ nên đứng từ xa, dùng tình yêu thương của mình để thắp lên ngọn lửa nghị lực, giúp con trưởng thành với một trái tim quả cảm, nhiệt thành và mạnh mẽ. Và như vậy, “tàn nhẫn” cũng là “yêu thương”, một dạng thức yêu thương có trách nhiệm để đem lại cho gia đình một đứa con ngoan, và trao cho xã hội một công dân tốt.
Video: Đây là cách cha mẹ biến con thành GÀ CÔNG NGHIỆP
Có 1 comment của chị Thanh An Nhiên trong lớp DC3G: “Trước đây, tôi nghĩ mình đã dạy con tốt nhất rồi, cho con những điều kiện học tập tốt, cho con được học ở những môn học tốt cho tương lai con... Nhưng khi đến với lớp DC3G thì tôi mới nhận ra, xưa giờ mình chỉ dạy con theo bản năng của 1 người mẹ, đồng thời mong cầu nơi con quá lớn có đôi khi vô tình làm con bị áp lực. Đến với lớp tôi mới biết làm cha mẹ cũng là 1 nghề, khi vừa sinh con là mình đã bắt tay vào nghề đó rồi. ”
Thật vậy, đâu phải cho con một điều kiện sống hoàn mỹ không có trở ngại gì là giúp con có thể trở thành một người thành công, trưởng thành mà thậm chí còn vô tình làm con yếu đuối, thiếu nghị lực.
Hoàn cảnh Khó khăn, Trở ngại => Vượt khó => Nghị lực
Cha mẹ nghiệm lại thử xem có phải những thành công hôm nay của chúng ta là kết quả của những lần vấp ngã, nhiều lần thất bại mới có được và có phải khi ngồi ngẫm lại hành trình đó đã thấy chúng ta đã trưởng thành hơn rất nhiều thông qua những lần vượt khó, vượt khổ. Có phải đó là điều đáng quý của mỗi người hơn cả những gì thành công mang lại.
CHA MẸ LÀ NHÂN, CON CÁI LÀ QUẢ
Quy luật Nhân - Quả luôn vận hành trong việc dạy con, sự tự tin, tự lập của con sẽ bị THUI CHỘT từ những việc nhỏ nhất vì CHA MẸ LÀM HỘ CON. Hãy quan sát xem “NHÂN” cha mẹ đang gieo trong sự đồng hành cùng con là để con trưởng thành hay tăng thêm sự ỷ lại, hãy cố gắng dạy con tự làm những việc nhỏ nhất:
Con đã biết đeo cặp, hãy để con tự đeo
Con đã biết đi, hãy để con tự đi
Con đã tự xúc ăn, hãy để con tự xúc
Con mặc được đồ, hãy để con tự mặc
Để dạy con trưởng thành thực ra điều quan trọng là cha mẹ phải trưởng thành, cha mẹ cần phải Học-Hiểu-Hành thật kỹ tam giác nhân cách, ba yếu tố cốt lõi của nhân cách con người Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực là gì và nó vận hành như thế nào trong hành trình phát triển của con.
Xem thêm clip về 3 Gốc: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực để hiểu hơn về 3 yếu tố cốt lõi của một con người
Nếu cha mẹ muốn Học - Hiểu - Hành 3 yếu tố đó thông qua các bài tập thực hành với con và ghi nhận đánh giá kết quả rõ ràng hơn có thể tham dự 15 buổi học chuyên sâu Dạy Con 3 Gốc, ngoài ra kết hợp với những nền tảng cốt lõi được thầy Quân đưa vào trong lộ trình học + bài tập từ BTC sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bản thân, hiểu rõ hơn về con và biết cách đưa Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực vào dạy con bằng sự nghệ thuật thân giáo, đồng hành cùng con.
❓Làm thế nào để con đọc sách, làm thế nào để con làm việc nhà, làm thế nào để con được trưởng thành mà không dựa dẫm cha mẹ? Đây là câu hỏi mà không bao giờ bạn có câu trả lời nếu cha mẹ không phải là người tự giác đọc sách, tự giác làm việc nhà, tự giác đọc sách học phát triển bản thân….
👉Cha mẹ hãy rèn mình rồi mới có thể rèn con, nếu chọn hi vọng thì chúng ta hãy chọn hành động.
Cuộc đời như 1 hành trình tâm linh và khó khăn là những chuỗi bài kiểm tra, nếu chúng ta không vượt qua được thì chắc chắn bài kiểm tra này lại xuất hiện nên chỉ có 1 cách là bản thân “chiến thắng” bài kiểm tra đó. Chiến thắng ở đây bằng 1 sự bình an, vững vàng chứ không phải đánh thắng nó cho tả tơi cả đôi bên nhé!