top of page
Writer's pictureKim Pastel

“CHÁN VỢ, CHÁN CHỒNG” - BÍ ẨN TÂM LÝ & BÍ QUYẾT ĐỂ HÔN NHÂN VỮNG BỀN

“Hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu” rất nhiều người nói như vậy. Không ít người chỉ mới bước vào cuộc sống hôn nhân ít lâu đã vội than thở “chán vợ”, “chán chồng”.

Điều gì khiến cho tình yêu đẹp ngày nào biến đổi? Có thực sự là tình yêu ban đầu đã “biến chất” hay do cả hai chưa biết cách thực sự chăm sóc và vun bồi cho tình yêu của chính mình?!


Bí mật tâm lý vận hành đằng sau, nguồn gốc sâu xa những kết thúc buồn của hôn nhân và giải pháp sẽ được giải đáp ở bài viết này. Hãy đọc đến cuối để tìm ra đáp án nhé!


1. Chán nản sau hôn nhân, nỗi niềm không của riêng ai

Những năm đầu tiên của hôn nhân, hầu hết các cặp vợ chồng đều hạnh phúc. Họ hào hứng và quyết tâm cùng nhau xây dựng “tổ ấm”. Tuy nhiên, kịch bản hôn nhân luôn thách thức các cặp đôi với những biến số bất ngờ.


Sau giai đoạn trăng mật của tình yêu, cả hai bên sẽ bắt đầu đối diện với những thực tế của cuộc sống như: tật xấu của đối phương, vấn đề tài chính, việc nhà, kế hoạch công việc và những dự định riêng của cá nhân… Chỉ một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến cả hai cãi cọ và giận nhau mấy ngày liền.


Sau quá nhiều lần va chạm, người vợ/chồng bắt đầu “thêu dệt” một hình ảnh xấu về người kia. Người vợ có thể cảm thấy người chồng vô tâm, thiếu tinh tế, không biết yêu thương vợ con; người chồng cũng cảm thấy không hiểu vì sao lúc nào vợ cũng càm ràm trong khi họ luôn không ngừng nỗ lực kiếm tiền để lo cho gia đình.


Những mâu thuẫn đó tích tụ tạo thành những, tổn thương, bất như ý sâu dày bên trong cho đến lúc một trong hai hoặc cả hai cảm thấy ngột ngạt, bí bức đến mức không chịu đựng nổi. Sự đổ vỡ về mối quan hệ, rạn nứt tình cảm gia đình là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tâm lý, tinh thần và chất lượng đời sống của mỗi gia đình!


Hiện nay tỷ lệ ly hôn hiện nay trên thế giới sau 5 năm trung bình 40-50%, là con số rất đáng báo động. Gia đình là tế bào của xã hội, một khi những gia đình không hạnh phúc kéo theo đó rất nhiều hệ luỵ cho những người trong cuộc và cả con trẻ - thế hệ tương lai.


Hôn nhân nhàm chán, câu chuyện không của riêng ai
Hôn nhân nhàm chán, câu chuyện không của riêng ai

2. Một sai lầm đắt giá khiến các cặp đôi rạn nứt tình cảm

Khi yêu nhau, chúng ta thường dành những lời trân quý và ghi nhận điểm tốt của nhau. Chúng ta không dễ dàng nói lớn tiếng hay thốt ra những lời chỉ trích đối phương.


Ngày trước khi được trao tặng điều gì đó, chúng ta rất trân quý và biết ơn. Còn bây giờ, khi đã là “người một nhà” chúng ta có xu hướng xem điều đó là đương nhiên và luôn mong được nhận nhiều hơn thế nữa.


Sự đòi hỏi là một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết tình yêu và sự tin tưởng của các cặp đôi. Sự đòi hỏi nói rằng: anh, em chưa đủ tốt! Anh (em) đang không mang lại hạnh phúc cho em (anh).


Minh và Trang là đôi bạn thân, một hôm Minh than thở: "Nhìn chồng cậu mà xem, biết kiếm tiền như thế, chẳng bù với chồng mình, chỉ biết xuống bếp nấu cơm, quá vô tích sự rồi!". Không ngờ cô bạn kia nghe xong lại đáp: "Tớ ngược lại muốn có một người chồng dịu dàng như thế, có thể nấu ăn, trò chuyện với tớ. Chồng tớ suốt ngày chỉ nghĩ đến kiếm tiền thôi…


“Chúng ta thường thấy bãi cỏ nhà hàng xóm luôn xanh hơn”. Vậy đấy, người ngoài sẽ nhìn thấy những điểm tốt của vợ/chồng chúng ta mà đôi khi chúng ta không dễ dàng để thấy nó vẫn đang thể hiện và bộc lộ ở đó!

Sự đòi hỏi chính là tâm tham, chúng mong cầu chồng/vợ mình phải tốt hơn, giỏi hơn, hoàn hảo hơn và không chấp nhận sự thật như chính con người họ đang là.


Sự đòi hỏi là kẻ thù của một mối quan hệ. Nếu chúng ta không sớm nhận diện để tìm cách chuyển hoá, nó sẽ là “quả bom nổ chậm” đe doạ đến hạnh phúc của hôn nhân và gia đình bạn!



 Sự đòi hỏi là một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết tình yêu và sự tin tưởng của các cặp đôi
Sự đòi hỏi là một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết tình yêu và sự tin tưởng của các cặp đôi

3. Tử huyệt trong hôn nhân - tất cả các cặp đôi cần biết

Sự đòi hỏi không được đáp ứng

Khi vợ/chồng bạn hành động bất như ý, thường bạn sẽ bộ lộ cảm xúc và mong muốn anh ấy/cô ấy nhìn nhận lại và sửa đổi. Tuy nhiên, trên thực tế hiếm có kịch bản xảy ra thuận lợi như vậy. Thậm chí vợ/chồng bạn sẽ hành động hoàn toàn ngược lại: trở nên nóng giận; nói lời cộc cằn, xúc phạm, chỉ trích nặng nề,…vv


Những lúc như vậy, bạn nghĩ gì?

Nghĩ rằng vợ/chồng bạn thật tệ!! Sao trên đời lại có một người cư xử “xấu tệ” như vậy?! Vợ/chồng đáng lẽ là những người xứng đáng dành được sự đối xử trân trọng và yêu thương nhất. Sao lại có thể dễ dàng thốt ra những lời nặng nề, thô kệch và không tôn trọng nhau như vậy?

Khi suy nghĩ như vậy, ngay tức cảm giác tức giận, chán chường, buồn tủi, thất vọng, khổ đau kéo đến trong bạn!!!


Tuy nhiên, có lúc nào đó, bên trong bạn chợt trỗi dậy cảm giác cảm thông:

Vợ/chồng bạn cũng đã nỗ lực hết sức. Họ đang không thể làm khác được! Chính anh ấy, cô ấy cũng đang loay hoay và bất lực trong việc xử lý cảm xúc của chính mình. Và nếu được lựa chọn, chắc chắn bất cứ ai cũng đã chọn cách khác tốt hơn. Tất cả chúng ta đều không mong muốn làm tổn thương người thương yêu của mình.


Có thể, thời điểm hiện tại vợ/chồng bạn đang phải đối diện với những áp lực, gồng gánh quá sức. Và đây là thời điểm, sự kìm nén và dồn chứa lên đến đến đỉnh điểm, nó bùng nổ và trào ra ngoài như một quy luật. Và thật không may những người thân yêu lại thường là người phải hứng chịu và chứng kiến điều đó nhiều nhất.


Nếu có góc nhìn đa chiều như vậy, có lẽ chúng ta sẽ tránh được những cảm xúc xấu, sự tức giận hay lên án, cảm thông, cho phép mình bình tâm và cư xử một cách khôn ngoan hơn!


Ở đây không phải là chúng ta đồng tình với cách hành xử và hành động của họ. Nhưng chúng ta cần nhận diện tình huống một cách chân thật như nó là, không vội vàng đưa ra nhận định, phán xét về người kia.


Đó là một trong những bí mật quan trọng để hoá giải mâu thuẫn và xung đột trong mối quan hệ.



Giận dữ, không quản lý được cảm xúc
Không quản lý được cảm xúc, dễ giận dữ và chỉ trích là những điều tối kỵ khi giao tiếp với bạn đời


Sự cảm thông và tha thứ là không dễ dàng

Tuy nhiên rất nhiều người, dù hiểu rằng nguyên nhân đằng sau là như vậy họ vẫn không thể cảm thông, tha thứ hay tránh khỏi tức giận với chồng, vợ mình. Họ vẫn thất vọng, khổ đau và buồn bực. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem: Lý do tại sao?

Đây là một điều cực kỳ tế nhị, mà phải cần lắng lại thật sâu bạn mới nhìn thấy được bên trong mình!


Có phải chúng ta buồn vì chúng ta cho rằng một “hình mẫu kia” là đúng và chồng, vợ mình đang cư xử hoàn toàn trái ngược với hình mẫu đó.

Nếu chúng ta không có một hình mẫu nào về “người chồng tốt”, “người vợ tốt” thì sao?

Chúng ta không tự đưa ra định nghĩa: “chồng/vợ là phải thế này, thế kia”, “chồng/vợ không được làm điều này, điều kia” thì liệu chúng ta có căn cứ để “buộc tội, phán xét” chồng/vợ mình không?


Tất cả là do suy nghĩ của chúng ta. Trong đạo học, Đức Phật gọi đây là “chấp thủ”! Tức là quan niệm/kiến thức cho một điều gì đó là đúng, là tốt… thì sẽ có điều gì đó ngược lại “không đúng, không tốt”

Và nếu thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại với định nghĩa, quan niệm, chúng ta tự nhận định mình đang trải qua tình trạng “xấu tệ” và khổ đau, buồn bã, bất mãn sẽ đến.


Tuy nhiên nếu đơn giản là chỉ GHI NHẬN: Tình huống đang xảy ra như thế (như nó là). Không bỏ nhận định vào xấu, tốt vào. Chúng ta cũng sẽ thoát khỏi được các cảm xúc tiêu cực trên.

Chúng ta sẽ không cho rằng: mình đang trải qua “tình trạng tồi tệ”, mà chỉ đơn giản là “sự việc là như thế”, “người kia đã hành xử như thế”.


Và khi không cho đó là xấu, khi không có những cảm xúc tiêu cực khởi sinh chúng ta sẽ tránh được việc đổ lỗi, trách móc, chỉ trích, phán xét người kia.

Chúng ta sẽ tách mình ra được với tình huống.


Khi không cho rằng nó là xấu, là tệ chúng ta sẽ không đau khổ. Vì chỉ nhìn như nó là, chúng ta đủ tỉnh táo, quân bình để lựa chọn phản ứng với tình huống một cách sáng suốt!


Đây chính là Bí mật cốt tuỷ để một người làm chủ được cảm xúc trước chính những đòi hỏi “sâu kín” không dễ dàng nhận thấy của bản thân hay ứng phó với cảm xúc/phản ứng tiêu cực của người bạn đời.


Sự cố chấp
Sự cố chấp, mắt kẹt vào những Quan niệm của mình ngăn cản chúng ta cảm thông, thấu hiểu


4. Bí quyết để hoá giải mọi mâu thuẫn và thắp lên ngọn lửa tình yêu

Bước nhận diện cảm xúc là bước quan trọng nhất!

Sau đó chúng ta sẽ suy xét các khía cạnh đa chiều của sự việc để tìm ra cách giải quyết tốt đẹp nhất?


Ghi nhận nổ lực, giá trị đóng góp của chồng/vợ bạn

Hãy đặt lại các câu hỏi về những điểm tốt, những mặt mạnh của người kia. Chồng, vợ bạn đã giúp đỡ bạn trong những công việc gì?

Anh ấy, cô ấy lo lắng cho gia đình bạn ra sao?

Và những hi sinh, đóng góp nào của anh ấy, cô ấy trong thời gian rồi mà bạn đã bỏ qua và không để ý đến?


Các bạn đã cùng nhau thiết lập, xây dựng cuộc sống gia đình. Cả gia vẫn luôn có mặt trong những bữa cơm, đi tham gia các hoạt động cùng nhau. Bạn nấu ăn, anh ấy giúp sửa chữa đồ đạc hư hỏng. Bạn bận rộn với công việc trong nhà, tuy nhiên anh ấy cũng sẽ giúp bạn dọn dẹp lúc bận bịu, cùng dạy con, cùng thăm hỏi bố mẹ, bạn bè….


Bạn có thể nói ra để bạn đời biết điều này hoặc tự ghi nhận. Khi đã nhìn thấy những điều tốt đẹp từ người kia, những cảm xúc oán trách, hờn giận trong bạn sẽ nguôi ngoai và tan biến đi rất nhanh. Trả lại cho bạn một trạng thái nội tâm quân bình, đủ đầy và thênh thang hơn.


Chấp nhận nhau
Học cách ghi nhận những điểm tốt của đối phương, nhìn sâu để thấu hiểu và trân trọng những cống hiến cho nhau


Bày tỏ ước mơ và mong muốn một cách chân thành, thành thực

Dù đã hiểu và cảm thông cho người bạn đời, tuy nhiên bạn vẫn cảm thấy cách ứng xử của vợ/chồng bạn là chưa phù hợp. Đây là lúc bạn cần cân nhắc thời điểm phù hợp để có thể chia sẻ và bày tỏ với người bạn đời!

Bày tỏ, chia sẻ để hiểu và thương chứ không phải là chỉ trích, lên án. Đó chính là bí quyết!


Đầu tiên bạn có thể chia sẻ sự cảm thông của bạn. Có thể nói rằng: chúng ta hiểu những gì người đó đang trải qua và điều gì khiến chồng/vợ bạn có cách hành xử như vậy.

Chúng ta biết ơn và tri ân những điều người kia đã đồng hành, trao tặng.

Khi nhận thấy được sự chấp thuận và hợp tác. Bạn sẽ chia sẻ: cảm thấy như thế nào khi chồng/vợ có những hành động, cư xử như vậy? Những cảm xúc sau đó? Và bạn mong muốn trải nghiệm cùng họ những điều tốt đẹp và mong muốn sẽ được cư xử, hành xử như thế nào trong lần tới?

Một câu chuyện trải lòng, đủ chân thật nhưng cũng đủ sự tôn trọng, lắng nghe, thấu cảm chắc chắn sẽ giúp cả hai giải toả những tâm lý căng thẳng, bế tắc, thấu hiểu và yêu thương nhau hơn!


Được lắng nghe, được thấu hiểu là chất liệu quý giá của tình yêu. Hãy biến những lần chưa hiểu ý, chưa đủ cảm thông cho nhau để nới rộng dung lượng trái tim, ngày càng yêu thương với trái tim hiểu biết và rộng lớn hơn!

Đây là một cơ hội tuyệt vời để cả hai bạn tu dưỡng nội lực và tiến bước xa hơn trên hành trình yêu thương trong tỉnh thức!



Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
Sự bày tỏ là rất quan trọng để thấu hiểu nhau. Bày tỏ chứ không phải phản ứng sẽ giúp cả hai ngày càng hiểu nhau, gắn kết và sâu sắc hơn


5. Kết luận

Rốt cuộc Hôn nhân có phải là nấm mồ tình yêu hay không điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và cách chúng ta chăm sóc cho tình yêu của mình!


Các bạn quan tâm những bí quyết để xây dựng mối quan hệ, tham gia khoá học Tình yêu Hôn nhân 3 gốc do tôi, thầy Nguyễn Mạnh Cường, cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn đứng lớp xem thông tin chi tiết và đăng ký tại đây nhé: bke.edu.vn/tyhn3g


Chúc các bạn vững chãi, yêu thương trong hiểu biết và trưởng thành hướng về 3 gốc!


“CHÁN VỢ, CHÁN CHỒNG” - BÍ ẨN TÂM LÝ & BÍ QUYẾT ĐỂ HÔN NHÂN VỮNG BỀN

“Hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu” rất nhiều người nói như vậy. Không ít người chỉ mới bước vào cuộc sống hôn nhân ít lâu đã vội than thở “chán vợ”, “chán chồng”.

Điều gì khiến cho tình yêu đẹp ngày nào biến đổi? Có thực sự là tình yêu ban đầu đã “biến chất” hay do cả hai chưa biết cách thực sự chăm sóc và vun bồi cho tình yêu của chính mình?!


Bí mật tâm lý vận hành đằng sau, nguồn gốc sâu xa những kết thúc buồn của hôn nhân và giải pháp sẽ được giải đáp ở bài viết này. Hãy đọc đến cuối để tìm ra đáp án nhé!


1. Chán nản sau hôn nhân, nỗi niềm không của riêng ai

Những năm đầu tiên của hôn nhân, hầu hết các cặp vợ chồng đều hạnh phúc. Họ hào hứng và quyết tâm cùng nhau xây dựng “tổ ấm”. Tuy nhiên, kịch bản hôn nhân luôn thách thức các cặp đôi với những biến số bất ngờ.


Sau giai đoạn trăng mật của tình yêu, cả hai bên sẽ bắt đầu đối diện với những thực tế của cuộc sống như: tật xấu của đối phương, vấn đề tài chính, việc nhà, kế hoạch công việc và những dự định riêng của cá nhân… Chỉ một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến cả hai cãi cọ và giận nhau mấy ngày liền.


Sau quá nhiều lần va chạm, người vợ/chồng bắt đầu “thêu dệt” một hình ảnh xấu về người kia. Người vợ có thể cảm thấy người chồng vô tâm, thiếu tinh tế, không biết yêu thương vợ con; người chồng cũng cảm thấy không hiểu vì sao lúc nào vợ cũng càm ràm trong khi họ luôn không ngừng nỗ lực kiếm tiền để lo cho gia đình.


Những mâu thuẫn đó tích tụ tạo thành những, tổn thương, bất như ý sâu dày bên trong cho đến lúc một trong hai hoặc cả hai cảm thấy ngột ngạt, bí bức đến mức không chịu đựng nổi. Sự đổ vỡ về mối quan hệ, rạn nứt tình cảm gia đình là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tâm lý, tinh thần và chất lượng đời sống của mỗi gia đình!


Hiện nay tỷ lệ ly hôn hiện nay trên thế giới sau 5 năm trung bình 40-50%, là con số rất đáng báo động. Gia đình là tế bào của xã hội, một khi những gia đình không hạnh phúc kéo theo đó rất nhiều hệ luỵ cho những người trong cuộc và cả con trẻ - thế hệ tương lai.


Hôn nhân nhàm chán, câu chuyện không của riêng ai
Hôn nhân nhàm chán, câu chuyện không của riêng ai

2. Một sai lầm đắt giá khiến các cặp đôi rạn nứt tình cảm

Khi yêu nhau, chúng ta thường dành những lời trân quý và ghi nhận điểm tốt của nhau. Chúng ta không dễ dàng nói lớn tiếng hay thốt ra những lời chỉ trích đối phương.


Ngày trước khi được trao tặng điều gì đó, chúng ta rất trân quý và biết ơn. Còn bây giờ, khi đã là “người một nhà” chúng ta có xu hướng xem điều đó là đương nhiên và luôn mong được nhận nhiều hơn thế nữa.


Sự đòi hỏi là một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết tình yêu và sự tin tưởng của các cặp đôi. Sự đòi hỏi nói rằng: anh, em chưa đủ tốt! Anh (em) đang không mang lại hạnh phúc cho em (anh).


Minh và Trang là đôi bạn thân, một hôm Minh than thở: "Nhìn chồng cậu mà xem, biết kiếm tiền như thế, chẳng bù với chồng mình, chỉ biết xuống bếp nấu cơm, quá vô tích sự rồi!". Không ngờ cô bạn kia nghe xong lại đáp: "Tớ ngược lại muốn có một người chồng dịu dàng như thế, có thể nấu ăn, trò chuyện với tớ. Chồng tớ suốt ngày chỉ nghĩ đến kiếm tiền thôi…


“Chúng ta thường thấy bãi cỏ nhà hàng xóm luôn xanh hơn”. Vậy đấy, người ngoài sẽ nhìn thấy những điểm tốt của vợ/chồng chúng ta mà đôi khi chúng ta không dễ dàng để thấy nó vẫn đang thể hiện và bộc lộ ở đó!

Sự đòi hỏi chính là tâm tham, chúng mong cầu chồng/vợ mình phải tốt hơn, giỏi hơn, hoàn hảo hơn và không chấp nhận sự thật như chính con người họ đang là.


Sự đòi hỏi là kẻ thù của một mối quan hệ. Nếu chúng ta không sớm nhận diện để tìm cách chuyển hoá, nó sẽ là “quả bom nổ chậm” đe doạ đến hạnh phúc của hôn nhân và gia đình bạn!



 Sự đòi hỏi là một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết tình yêu và sự tin tưởng của các cặp đôi
Sự đòi hỏi là một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết tình yêu và sự tin tưởng của các cặp đôi

3. Tử huyệt trong hôn nhân - tất cả các cặp đôi cần biết

Sự đòi hỏi không được đáp ứng

Khi vợ/chồng bạn hành động bất như ý, thường bạn sẽ bộ lộ cảm xúc và mong muốn anh ấy/cô ấy nhìn nhận lại và sửa đổi. Tuy nhiên, trên thực tế hiếm có kịch bản xảy ra thuận lợi như vậy. Thậm chí vợ/chồng bạn sẽ hành động hoàn toàn ngược lại: trở nên nóng giận; nói lời cộc cằn, xúc phạm, chỉ trích nặng nề,…vv


Những lúc như vậy, bạn nghĩ gì?

Nghĩ rằng vợ/chồng bạn thật tệ!! Sao trên đời lại có một người cư xử “xấu tệ” như vậy?! Vợ/chồng đáng lẽ là những người xứng đáng dành được sự đối xử trân trọng và yêu thương nhất. Sao lại có thể dễ dàng thốt ra những lời nặng nề, thô kệch và không tôn trọng nhau như vậy?

Khi suy nghĩ như vậy, ngay tức cảm giác tức giận, chán chường, buồn tủi, thất vọng, khổ đau kéo đến trong bạn!!!


Tuy nhiên, có lúc nào đó, bên trong bạn chợt trỗi dậy cảm giác cảm thông:

Vợ/chồng bạn cũng đã nỗ lực hết sức. Họ đang không thể làm khác được! Chính anh ấy, cô ấy cũng đang loay hoay và bất lực trong việc xử lý cảm xúc của chính mình. Và nếu được lựa chọn, chắc chắn bất cứ ai cũng đã chọn cách khác tốt hơn. Tất cả chúng ta đều không mong muốn làm tổn thương người thương yêu của mình.


Có thể, thời điểm hiện tại vợ/chồng bạn đang phải đối diện với những áp lực, gồng gánh quá sức. Và đây là thời điểm, sự kìm nén và dồn chứa lên đến đến đỉnh điểm, nó bùng nổ và trào ra ngoài như một quy luật. Và thật không may những người thân yêu lại thường là người phải hứng chịu và chứng kiến điều đó nhiều nhất.


Nếu có góc nhìn đa chiều như vậy, có lẽ chúng ta sẽ tránh được những cảm xúc xấu, sự tức giận hay lên án, cảm thông, cho phép mình bình tâm và cư xử một cách khôn ngoan hơn!


Ở đây không phải là chúng ta đồng tình với cách hành xử và hành động của họ. Nhưng chúng ta cần nhận diện tình huống một cách chân thật như nó là, không vội vàng đưa ra nhận định, phán xét về người kia.


Đó là một trong những bí mật quan trọng để hoá giải mâu thuẫn và xung đột trong mối quan hệ.



Giận dữ, không quản lý được cảm xúc
Không quản lý được cảm xúc, dễ giận dữ và chỉ trích là những điều tối kỵ khi giao tiếp với bạn đời


Sự cảm thông và tha thứ là không dễ dàng

Tuy nhiên rất nhiều người, dù hiểu rằng nguyên nhân đằng sau là như vậy họ vẫn không thể cảm thông, tha thứ hay tránh khỏi tức giận với chồng, vợ mình. Họ vẫn thất vọng, khổ đau và buồn bực. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem: Lý do tại sao?

Đây là một điều cực kỳ tế nhị, mà phải cần lắng lại thật sâu bạn mới nhìn thấy được bên trong mình!


Có phải chúng ta buồn vì chúng ta cho rằng một “hình mẫu kia” là đúng và chồng, vợ mình đang cư xử hoàn toàn trái ngược với hình mẫu đó.

Nếu chúng ta không có một hình mẫu nào về “người chồng tốt”, “người vợ tốt” thì sao?

Chúng ta không tự đưa ra định nghĩa: “chồng/vợ là phải thế này, thế kia”, “chồng/vợ không được làm điều này, điều kia” thì liệu chúng ta có căn cứ để “buộc tội, phán xét” chồng/vợ mình không?


Tất cả là do suy nghĩ của chúng ta. Trong đạo học, Đức Phật gọi đây là “chấp thủ”! Tức là quan niệm/kiến thức cho một điều gì đó là đúng, là tốt… thì sẽ có điều gì đó ngược lại “không đúng, không tốt”

Và nếu thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại với định nghĩa, quan niệm, chúng ta tự nhận định mình đang trải qua tình trạng “xấu tệ” và khổ đau, buồn bã, bất mãn sẽ đến.


Tuy nhiên nếu đơn giản là chỉ GHI NHẬN: Tình huống đang xảy ra như thế (như nó là). Không bỏ nhận định vào xấu, tốt vào. Chúng ta cũng sẽ thoát khỏi được các cảm xúc tiêu cực trên.

Chúng ta sẽ không cho rằng: mình đang trải qua “tình trạng tồi tệ”, mà chỉ đơn giản là “sự việc là như thế”, “người kia đã hành xử như thế”.


Và khi không cho đó là xấu, khi không có những cảm xúc tiêu cực khởi sinh chúng ta sẽ tránh được việc đổ lỗi, trách móc, chỉ trích, phán xét người kia.

Chúng ta sẽ tách mình ra được với tình huống.


Khi không cho rằng nó là xấu, là tệ chúng ta sẽ không đau khổ. Vì chỉ nhìn như nó là, chúng ta đủ tỉnh táo, quân bình để lựa chọn phản ứng với tình huống một cách sáng suốt!


Đây chính là Bí mật cốt tuỷ để một người làm chủ được cảm xúc trước chính những đòi hỏi “sâu kín” không dễ dàng nhận thấy của bản thân hay ứng phó với cảm xúc/phản ứng tiêu cực của người bạn đời.


Sự cố chấp
Sự cố chấp, mắt kẹt vào những Quan niệm của mình ngăn cản chúng ta cảm thông, thấu hiểu


4. Bí quyết để hoá giải mọi mâu thuẫn và thắp lên ngọn lửa tình yêu

Bước nhận diện cảm xúc là bước quan trọng nhất!

Sau đó chúng ta sẽ suy xét các khía cạnh đa chiều của sự việc để tìm ra cách giải quyết tốt đẹp nhất?


Ghi nhận nổ lực, giá trị đóng góp của chồng/vợ bạn

Hãy đặt lại các câu hỏi về những điểm tốt, những mặt mạnh của người kia. Chồng, vợ bạn đã giúp đỡ bạn trong những công việc gì?

Anh ấy, cô ấy lo lắng cho gia đình bạn ra sao?

Và những hi sinh, đóng góp nào của anh ấy, cô ấy trong thời gian rồi mà bạn đã bỏ qua và không để ý đến?


Các bạn đã cùng nhau thiết lập, xây dựng cuộc sống gia đình. Cả gia vẫn luôn có mặt trong những bữa cơm, đi tham gia các hoạt động cùng nhau. Bạn nấu ăn, anh ấy giúp sửa chữa đồ đạc hư hỏng. Bạn bận rộn với công việc trong nhà, tuy nhiên anh ấy cũng sẽ giúp bạn dọn dẹp lúc bận bịu, cùng dạy con, cùng thăm hỏi bố mẹ, bạn bè….


Bạn có thể nói ra để bạn đời biết điều này hoặc tự ghi nhận. Khi đã nhìn thấy những điều tốt đẹp từ người kia, những cảm xúc oán trách, hờn giận trong bạn sẽ nguôi ngoai và tan biến đi rất nhanh. Trả lại cho bạn một trạng thái nội tâm quân bình, đủ đầy và thênh thang hơn.


Chấp nhận nhau
Học cách ghi nhận những điểm tốt của đối phương, nhìn sâu để thấu hiểu và trân trọng những cống hiến cho nhau


Bày tỏ ước mơ và mong muốn một cách chân thành, thành thực

Dù đã hiểu và cảm thông cho người bạn đời, tuy nhiên bạn vẫn cảm thấy cách ứng xử của vợ/chồng bạn là chưa phù hợp. Đây là lúc bạn cần cân nhắc thời điểm phù hợp để có thể chia sẻ và bày tỏ với người bạn đời!

Bày tỏ, chia sẻ để hiểu và thương chứ không phải là chỉ trích, lên án. Đó chính là bí quyết!


Đầu tiên bạn có thể chia sẻ sự cảm thông của bạn. Có thể nói rằng: chúng ta hiểu những gì người đó đang trải qua và điều gì khiến chồng/vợ bạn có cách hành xử như vậy.

Chúng ta biết ơn và tri ân những điều người kia đã đồng hành, trao tặng.

Khi nhận thấy được sự chấp thuận và hợp tác. Bạn sẽ chia sẻ: cảm thấy như thế nào khi chồng/vợ có những hành động, cư xử như vậy? Những cảm xúc sau đó? Và bạn mong muốn trải nghiệm cùng họ những điều tốt đẹp và mong muốn sẽ được cư xử, hành xử như thế nào trong lần tới?

Một câu chuyện trải lòng, đủ chân thật nhưng cũng đủ sự tôn trọng, lắng nghe, thấu cảm chắc chắn sẽ giúp cả hai giải toả những tâm lý căng thẳng, bế tắc, thấu hiểu và yêu thương nhau hơn!


Được lắng nghe, được thấu hiểu là chất liệu quý giá của tình yêu. Hãy biến những lần chưa hiểu ý, chưa đủ cảm thông cho nhau để nới rộng dung lượng trái tim, ngày càng yêu thương với trái tim hiểu biết và rộng lớn hơn!

Đây là một cơ hội tuyệt vời để cả hai bạn tu dưỡng nội lực và tiến bước xa hơn trên hành trình yêu thương trong tỉnh thức!



Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
Sự bày tỏ là rất quan trọng để thấu hiểu nhau. Bày tỏ chứ không phải phản ứng sẽ giúp cả hai ngày càng hiểu nhau, gắn kết và sâu sắc hơn


5. Kết luận

Rốt cuộc Hôn nhân có phải là nấm mồ tình yêu hay không điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và cách chúng ta chăm sóc cho tình yêu của mình!


Các bạn quan tâm những bí quyết để xây dựng mối quan hệ, tham gia khoá học Tình yêu Hôn nhân 3 gốc do tôi, thầy Nguyễn Mạnh Cường, cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn đứng lớp xem thông tin chi tiết và đăng ký tại đây nhé: bke.edu.vn/tyhn3g


Chúc các bạn vững chãi, yêu thương trong hiểu biết và trưởng thành hướng về 3 gốc!


547 views1 comment
bottom of page