Dạy con tư duy sâu là gì
Tư duy sâu là cách tư duy logic đến cùng tận mọi vấn đề, tư duy sâu giúp chúng ta phân tích đến gốc rễ của vấn đề, cốt lõi của mọi vấn đề từ đó biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tư duy sâu giúp chúng ta biết đâu là điều quan trọng trong một vấn đề của cuộc sống, từ đó biết cách tập trung nguồn lực vào những điều quan trọng để tạo ra những giải pháp và quyết định chính xác, tạo nên kết quả khác biệt.
Nguyên tắc 80/20 có ý nghĩa rằng đa phần mọi chuyện trong cuộc sống đều không đồng đều nhau mà thay vào đó là 80% kết quả được tạo ra là từ 20% những điều cốt lõi quan trọng.
Các bậc vĩ nhân, như Albert Einstein, Leonardo da Vinci, hoặc Marie Curie, đều có khả năng tư duy sâu và sáng tạo đặc biệt.
Họ không chỉ có khả năng phân tích một vấn đề một cách chi tiết và toàn diện, mà còn có khả năng nhìn nhận vấn đề đó dưới nhiều khía cạnh khác nhau và tìm ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề đó.
Các bậc vĩ nhân cũng có khả năng kết nối các ý tưởng và kiến thức khác nhau để tạo ra những giải pháp mới và đột phá trong lĩnh vực của mình.
Tuy nhiên, tư duy sâu không chỉ là đặc thù của các bậc vĩ nhân. Đó là một kỹ năng có thể được phát triển và cải thiện thông qua việc học tập và thực hành. Bất kỳ ai cũng có thể học cách suy nghĩ sâu sắc và tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp mà họ đang đối mặt trong cuộc sống và công việc của mình.
Tư duy sâu không phải là một kỹ năng có thể được phát triển trong một thời gian ngắn. Đó là một thói quen, một cách tiếp cận đa chiều để xem xét vấn đề từ nhiều góc nhìn, liên kết các dữ liệu và thông tin với nhau, và đánh giá chúng dựa trên bối cảnh của vấn đề. Khi tư duy sâu trở thành thói quen, chúng ta có thể áp dụng nó một cách tự nhiên và nhận thức được giá trị thực sự của nó.
Vì vậy, việc rèn luyện tư duy sâu cho trẻ từ nhỏ là cách tốt nhất để giúp chúng phát triển khả năng đánh giá và lựa chọn, đồng thời hình thành lối sống có giá trị và ý nghĩa. Khi trưởng thành, họ sẽ có khả năng nhận biết những điều cốt lõi của vấn đề và lựa chọn một con đường sống thực sự mang lại ý nghĩa cho cuộc đời.
Luyện cho con kỹ năng tư duy sâu như một thói quen
Làm thế nào để dạy con tư duy sâu, bật lên bản chất mọi vấn đề?
Làm thế nào để con bật được lên tư duy đa chiều, tư duy nhân quả trong mọi vấn đề của cuộc sống?
Muốn con tư duy sâu thì ba mẹ phải học cách làm bật lên tư duy sâu trong quá trình chơi với con, trong quá trình đọc sách, xem tivi hay bất cứ hoạt động nào trong đời sống, trong bất cứ sự vật hiện tượng nào chứ không chỉ là phạm vi học qua sách vở.
Như thế sẽ khơi gợi được trí tò mò của con, để từ đó con có được một năng lực đặt biệt là năng lực tư duy sâu cùng với đó là năng lực tự học của con.
Có nhiều phương pháp rèn tư duy sâu, nhưng ở trường Tuệ Đức hay trong phương pháp giáo dục 3 Gốc thì có một tuyệt chiêu cốt lõi giúp con có thể phát triển tư duy sâu sắc, có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực là: QUAN SÁT - PHÂN TÍCH - ĐÚC KẾT.
Đối với trẻ, ĐÚC KẾT rất khó nên ba mẹ có thể luyện cho con năng lực quan sát đa chiều và phân tích sự vận hành của sự vật hiện tượng còn đúc kết thì kỹ năng này sẽ lớn dần theo thời gian con sẽ tự đúc kết được.
Bạn thử hình dung: Chúng ta học một điều gì đó như đọc sách, quan sát khám phá điều gì đó cùng con như chạy bộ, dã ngoại, leo núi lội núi cùng con hay mở một bộ phim cùng với con …. Tất cả những việc này đều là những hiện tượng trong đời sống
Chúng ta có thể giúp con HỌC HIỂU HÀNH thông qua tất cả những hiện tượng xảy ra trong đời sống được không?
Ví dụ như thế này:
Nếu cho con đọc sách xem như mới chỉ là HỌC mà con chưa thực hành thì đó mới chỉ là lý thuyết chưa có tính thực tiễn
Nếu chỉ làm một hoạt động nào đó và bạn hướng dẫn con làm theo thì lâu dần con sẽ trở nên “máy móc, học việc” chứ chưa tự sáng tạo và tự chủ động trong việc đó
Ghi nhớ: Việc dạy con làm không chỉ là hướng dẫn cho làm được việc đó mà thông qua đó con phải học được bài học gì, tự suy ngẫm hay học được bài học nào đó. Bởi vì: “Suy nghĩ tạo nên hành động => Hành động tạo nên thói quen => Thói quen tạo nên tính cách => Tính cách tạo nên số phận.”
Trong việc giáo dục con cái, chúng ta nên tập trung vào việc giúp con hiểu và tư duy sâu hơn thay vì học theo kiểu "copy". Tuy nhiên, học theo kiểu "copy" vẫn có thể áp dụng trong một số bộ môn, nhưng không phải là phương pháp khuyến khích cho tất cả các bộ môn và cả trong đời sống.
Albert Einstein từng nói: "Tôi không bao giờ cố gắng để học gì đó. Tôi chỉ cố gắng để hiểu.".
Vậy nên, chúng ta nên tập trung vào việc giúp con tìm hiểu cốt lõi của bài học, nhận biết được các mối liên hệ và ý nghĩa của các khái niệm, và áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau. Điều này giúp cho con phát triển khả năng tư duy sáng tạo, đồng thời trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống và công việc.
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu 3 bước để rèn tư sâu là Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết cho con một cách cụ thể hơn và thông qua những ví dụ thường gặp.
Giúp trẻ rèn tư duy sâu qua 3 bước Quan sát - Phân Tích - Đúc Kết
Để phát triển tư duy thì vận hành ngầm gồm 3 bước: Quan sát -> Phân Tích -> Đúc Kết
Quan sát: Nhìn nhận sự vật hiện tượng, nhìn nhận đa chiều
Phân tích: Suy ngẫm về sự vật, hiện tượng đó
Đúc kết lại những ý chính
Khi vượt qua được 3 bước trên, khả năng tự học của một người sẽ trở nên cực kỳ sâu sắc. Tự học không chỉ xảy ra trong quá trình học tập mà còn trong các hoạt động thường ngày như đi chơi hay làm bất cứ việc gì.
Tuy nhiên, các phụ huynh nên lưu ý rằng: Việc chỉ dạy cho con một phần nhỏ cũng là một điều rất quan trọng, vì việc này sẽ khơi dậy sự tò mò và khám phá bản thân của trẻ. Thay vì chỉ dạy hết cả mọi thứ, phụ huynh nên khuyến khích con tự suy ngẫm, tìm hiểu và phân tích vấn đề.
Ví dụ: Một cái hình vuông với 4 cạnh, phụ huynh chỉ nên hướng dẫn con một cạnh, còn những cạnh còn lại con phải tự khám phá. Nhưng điều quan trọng nhất là hướng dẫn con hiểu thế nào làm việc đó, bởi khi hiểu được một vấn đề, con sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng và truyền đạt lại kiến thức đó cho người khác.
Việc hiểu sâu cần phải được trải nghiệm, mỗi cá nhân sẽ phải "tự thân vận động" để đạt được điều này. Nếu muốn con đi sâu vào bất kỳ vấn đề nào, chỉ cần áp dụng một bài học này, kể cả người lớn cũng có thể áp dụng được.
Xem thêm clip bài giảng này:
Học quan sát qua mọi hiện tượng đời sống
Ứng dụng quan sát - phân tích - đúc kết trong đời sống trong vườn
Khi ra vườn với trẻ, bạn thấy một cái cây mọc lên hãy hỏi trẻ: Con xem cái cây mọc lên lá có màu gì, hình dáng lá như thế nào, có tươi tốt không thì những câu hỏi hiện tượng đó là để cho trẻ QUAN SÁT.
Sau khi trẻ quan sát hiện tượng xong, thì mình mới hỏi con tóm gọn lại những gì con quan sát được, có thể trẻ sẽ kể dài dòng một chút nhưng hãy thử đặt thêm câu hỏi để cho trẻ kể ngắn lại 1-2 ý xem thế nào để xem con đã quan sát đa chiều chưa.
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đứng dưới một cái cây xanh tươi, đầy hoa trái. Bạn có biết rằng phía dưới đất, bộ rễ của cây này lại lớn hơn rất nhiều so với phần trên của cây?
Điều này cho thấy rằng, đôi khi những gì bề nổi không phải là tất cả. Chúng ta cần có khả năng nhìn xa hơn, đào sâu hơn để hiểu rõ hơn về sự vật hay hiện tượng đó.
Chúng ta có thể truyền cảm hứng cho trẻ em bằng cách khơi dậy sự tò mò và giúp họ nhìn thấy những điều ẩn chứa phía sau bề nổi của một sự vật hay hiện tượng. Điều này giúp cho trẻ phát triển khả năng tư duy sâu và thấu hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh.
Bất cứ một hiện tượng gì chúng ta học tập hay quan sát đều có bề nổi và phần chìm, đều có phần hiện tượng và phần bản chất cốt lõi thì mình phải tập cho trẻ hiểu được đâu là hiện tượng, đâu là phần chìm cốt lõi, hiện tượng con đã quan sát đa chiều chưa, con đã nhìn sâu vào bề chìm để nhìn thấy đâu là cốt lõi quan trọng nhất của một vấn đề.
Các bạn có thể ứng dụng bài này khi con xem những clip quà tặng cuộc sống rất hay.
Ứng dụng khi xem clip quà tặng cuộc sống
Sau khi xem xong hãy thử hỏi con
Chuyện này có hiện tượng gì con thử kể lại, nhân vật chính này có hành động, biểu hiện như thế nào là thử khả năng quan sát của con.. Hoặc sâu hơn hãy nói con tóm tắt lại câu chuyện. Đó chính là nâng cao năng lực QUAN SÁT
Con nhìn sâu vào, con thấy điều gì là quan trọng nhất trong câu chuyện nạy, ý của câu chuyện này là gì để con nhận ra bài học của câu chuyện chứ không phải là cốt truyện hay hiện tượng của câu chuyện.
Ứng ụng trong các vấn đề khác
Một ngày đẹp trời dắt con đi siêu thị, gặp một bé ăn vạ đòi mua đồ chơi xong nằm lăn quay ra đất không chịu đứng dậy, mẹ bé đó mới mua món đồ chơi đó mới chịu dừng khóc. Bạn thử quay ra hỏi con: Con ơi, hiện tượng này như thế nào?
Sau khi con quan sát xong hãy hỏi con ẩn chìm trong hành động đó là gì… hoặc hỏi thêm sâu hơn như là bé đó ăn vạ được mấy lần rồi con, theo con như vậy là đúng hay sao…
Việc hỏi như vậy là để con đúc kết được bài học cũng là lúc con tự suy ngẫm và học được bài học đó nên ba mẹ phải luôn phải linh hoạt để dạy con trong mọi vấn đề của đời sống đều có thể giúp con tự học được. Khi nào con tự nhìn nhận những vấn đề có chiều sâu thì con sẽ sống một cuộc đời sâu sắc và có ý nghĩa, con sẽ tự học thông qua Quan Sát - Phân Tích - Đúc Kết được mọi kỹ năng trong cuộc sống.
Kỹ năng tự học là kỹ năng vua, nếu có kỹ năng này thì các bạn sẽ trở thành người học cái gì cũng được, gặp bất cứ kỹ năng gì cũng áp dụng Quan sát - Phân tích - Đúc kết nhiều là tự nhiên mọi kiến thức đều có thể học được. Sau đó, áp dụng Học - Hiểu - Hành thật nhiều, kiên trì thì nó trở thành kỹ năng.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về tư duy sâu và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống và công việc. Tư duy sâu không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách toàn diện, mà còn giúp chúng ta tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp.
Chúng ta cũng nhắc lại rằng, tư duy sâu không phải là một kỹ năng có thể phát triển trong một thời gian ngắn, mà đó là một thói quen, một cách tiếp cận đa chiều để xem xét vấn đề từ nhiều góc nhìn.
Trong quá trình giáo dục con rèn luyện tư `duy, ba mẹ cũng đồng thời tự rèn luyện tư duy sâu sắc của mình để có thể áp dụng trong tất cả các hoạt động, từ đó giúp con rèn luyện tư duy của mình một cách sâu sắc.
Cuối cùng, đây là hành trình không hề dễ dàng và có kết quả ngay lập tức được ba mẹ cần phải kiên nhân từng bước một, kết quả sẽ được trổ ra có thể sau vài năm, chục năm thậm chí suốt hành trình trưởng thành của con. Đừng quên, chúng ta có thể kết nối cùng cộng đồng ba mẹ Dạy Con 3 Gốc để chia sẻ, học hỏi và cùng đồng hành cùng với nhau.