top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

HÀNH TRÌNH THAY ĐỔI CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI

Updated: Apr 17, 2023


Hành trình thay đổi, chuyển hóa vận mệnh, phát triển bản thân chính là tiến trình chuyển nghiệp theo ngôn ngữ của Đạo học.


Người nào biết cách chuyển nghiệp một cách mạnh mẽ thì người đó biết cách thay đổi theo chiều sâu. Chúng ta sẽ trở thành một con người mới, thành công, hạnh phúc, và bình an hơn.


Dưới đây là lộ trình chuyển hóa của một kiếp người.


1. Khi sinh ra

Bạn có biết tại sao hai đứa trẻ sinh đôi, tính cách lại khác nhau?


Dưới góc nhìn Đạo học thì nghiệp của chúng khác nhau, từ nghiệp lực đời trước mà tạo thành tính cách của đời này. Nhưng với Khoa Học, các bạn có thể cho rằng chúng khác nhau về gen.


Từ 0-22 tuổi các bạn sinh ra và đi học, đây là cột mốc lớn, tuy nhiên chúng ta không thể quyết định được.


2. Hành trình mưu sinh


Từ 23 tuổi, các bạn bắt đầu bước vào giai đoạn mưu sinh-đó là khởi nghiệp. Hành trình mưu sinh của con người và con thú giống nhau. Bởi lẽ, chỉ muốn kiếm tìm vật chất để sinh tồn.


Nhiều người bị hành trình mưu sinh cuốn đi 10-20 năm. Vô hình thành một thói quen và rất khó rời bỏ. Từ đó họ cho rằng cuộc đời này là mưu sinh, đây là điểm chế.t, trở ngại lớn để các bạn phát triển tâm thức. Cuộc đời 70 năm chỉ để mưu sinh thì thật phí hoài.


Mưu sinh là chiếc xe, căn nhà, không phải đích đến, không phải tổ ấm của gia đình. Chiếc xe chỉ là phương tiện để chúng ta đi trên con đường, thiếu xe này dùng xe khác. Đừng nên mắc kẹt vào phương tiện, cả đời mình là nô lệ của phương tiện thì vô cùng nguy hiểm.


Khi hành trình mưu sinh đủ lâu sẽ dẫn đến khổ đế đủ lớn. Những trải nghiệm, cú ngã lớn, thăng trầm trong cuộc đời, tạo thành những nỗi đau khiến bạn phải trăn trở muốn vượt thoát khỏi nó. Sự trăn trở này không liên quan đến tiền bạc mà đến năng lực từ tư duy.


Nên bạn nào đến bây giờ mà chưa bao giờ trăn trở một điều gì lớn trong thời gian dài, thì các bạn đang có kiếp sống của một con gà công nghiệp. Chúng ta phải sống như gà rừng, phải chủ động vỗ cánh, sóng gió mới xứng đáng một kiếp người.


Khổ đế lớn-trăn trở lớn-là cột mốc đầu tiên trong cuộc đời. Có những người họ không có khổ đế lớn, nhưng vẫn có trăn trở lớn. Ví dụ ông Albert Einstein, ông thắc mắc tại sao ánh sáng lại đi theo đường thẳng mà không theo đường cong, tại sao lại là 24h/ngày mà không phải 25h,… Nên những trăn trở đủ lớn sẽ sinh ra nhà khoa học lớn.


Khi năng lực tâm thức bắt đầu được kích hoạt, dù nguyên nhân liên quan đến tình, tiền, vợ bỏ, con bỏ, phá sản,.. dù nó thực chất là vật chất nhưng lại đánh rất sâu vào tâm thức. Khiến chúng ta liên tục trăn trở giúp năng lực tiềm ẩn trong não bộ được vận hành. Con người hơn con vật ở bộ não, sự hiểu biết và tư duy sâu.


Từ đó chúng ta bắt đầu muốn tầm sư học đạo: Không thầy đố mày làm nên. Dù có học thầy nào thì cuối cùng chúng ta vẫn sẽ phải tìm đến những bậc thầy lớn để tìm về chiều sâu. Để phát triển tâm thức, chứ không phải để mưu sinh.


3. Thay đổi nhận thức, tìm về chiều sâu tâm thức


Theo Đức Phật hành trình phát triển tâm thức chính là hành trình điều chỉnh chính mình để sống hướng thiện, trong sáng, vượt thoát khỏi những điều xấu, ác.


Vậy chúng ta học những cái gì để phát triển tâm thức. Đa số chúng ta sẽ có tiến trình như sau:

GD1: Dành 2-3h/ngày để phát triển tâm thức, 7-8h/ngày để mưu sinh.

GD2: Mưu sinh và tâm thức tỉ lệ 50-50 (Khoảng sau 40 tuổi)

GD3: Dành 90% phát triển tâm thức, 10% dành cho mưu sinh. Khi này, các bạn biết điều chỉnh cuộc sống, sống biết đủ, đơn giản thì hành trình mưu sinh không còn quan trọng nữa.


Trong giai đoạn này, các bậc thầy lớn, các quyển sách về tâm thức xuất hiện.


Chạm vào Thầy hiền trí-sách tinh hoa là các bạn bước vào con đường chiều sâu tâm thức, tâm linh, con đường tiến hóa linh hồn.


Khi tâm thức phát triển, các bạn cống hiến cho cuộc đời mới thực sự sâu sắc. Sứ mệnh và tầm nhìn ấy mới thực sự rõ nét, vượt thoát khỏi tiền bạc. Một ngày khi bạn mất đi, dòng tâm thức đó sáng lên, sẽ được sinh ra những kiếp sống tốt đẹp hơn.


Mưu sinh là chiếc xe trên đường, đường đó đi đâu và về đâu thì do tâm thức của bạn quyết định.

HÀNH TRÌNH THAY ĐỔI CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI

Updated: Apr 17, 2023


Hành trình thay đổi, chuyển hóa vận mệnh, phát triển bản thân chính là tiến trình chuyển nghiệp theo ngôn ngữ của Đạo học.


Người nào biết cách chuyển nghiệp một cách mạnh mẽ thì người đó biết cách thay đổi theo chiều sâu. Chúng ta sẽ trở thành một con người mới, thành công, hạnh phúc, và bình an hơn.


Dưới đây là lộ trình chuyển hóa của một kiếp người.


1. Khi sinh ra

Bạn có biết tại sao hai đứa trẻ sinh đôi, tính cách lại khác nhau?


Dưới góc nhìn Đạo học thì nghiệp của chúng khác nhau, từ nghiệp lực đời trước mà tạo thành tính cách của đời này. Nhưng với Khoa Học, các bạn có thể cho rằng chúng khác nhau về gen.


Từ 0-22 tuổi các bạn sinh ra và đi học, đây là cột mốc lớn, tuy nhiên chúng ta không thể quyết định được.


2. Hành trình mưu sinh


Từ 23 tuổi, các bạn bắt đầu bước vào giai đoạn mưu sinh-đó là khởi nghiệp. Hành trình mưu sinh của con người và con thú giống nhau. Bởi lẽ, chỉ muốn kiếm tìm vật chất để sinh tồn.


Nhiều người bị hành trình mưu sinh cuốn đi 10-20 năm. Vô hình thành một thói quen và rất khó rời bỏ. Từ đó họ cho rằng cuộc đời này là mưu sinh, đây là điểm chế.t, trở ngại lớn để các bạn phát triển tâm thức. Cuộc đời 70 năm chỉ để mưu sinh thì thật phí hoài.


Mưu sinh là chiếc xe, căn nhà, không phải đích đến, không phải tổ ấm của gia đình. Chiếc xe chỉ là phương tiện để chúng ta đi trên con đường, thiếu xe này dùng xe khác. Đừng nên mắc kẹt vào phương tiện, cả đời mình là nô lệ của phương tiện thì vô cùng nguy hiểm.


Khi hành trình mưu sinh đủ lâu sẽ dẫn đến khổ đế đủ lớn. Những trải nghiệm, cú ngã lớn, thăng trầm trong cuộc đời, tạo thành những nỗi đau khiến bạn phải trăn trở muốn vượt thoát khỏi nó. Sự trăn trở này không liên quan đến tiền bạc mà đến năng lực từ tư duy.


Nên bạn nào đến bây giờ mà chưa bao giờ trăn trở một điều gì lớn trong thời gian dài, thì các bạn đang có kiếp sống của một con gà công nghiệp. Chúng ta phải sống như gà rừng, phải chủ động vỗ cánh, sóng gió mới xứng đáng một kiếp người.


Khổ đế lớn-trăn trở lớn-là cột mốc đầu tiên trong cuộc đời. Có những người họ không có khổ đế lớn, nhưng vẫn có trăn trở lớn. Ví dụ ông Albert Einstein, ông thắc mắc tại sao ánh sáng lại đi theo đường thẳng mà không theo đường cong, tại sao lại là 24h/ngày mà không phải 25h,… Nên những trăn trở đủ lớn sẽ sinh ra nhà khoa học lớn.


Khi năng lực tâm thức bắt đầu được kích hoạt, dù nguyên nhân liên quan đến tình, tiền, vợ bỏ, con bỏ, phá sản,.. dù nó thực chất là vật chất nhưng lại đánh rất sâu vào tâm thức. Khiến chúng ta liên tục trăn trở giúp năng lực tiềm ẩn trong não bộ được vận hành. Con người hơn con vật ở bộ não, sự hiểu biết và tư duy sâu.


Từ đó chúng ta bắt đầu muốn tầm sư học đạo: Không thầy đố mày làm nên. Dù có học thầy nào thì cuối cùng chúng ta vẫn sẽ phải tìm đến những bậc thầy lớn để tìm về chiều sâu. Để phát triển tâm thức, chứ không phải để mưu sinh.


3. Thay đổi nhận thức, tìm về chiều sâu tâm thức


Theo Đức Phật hành trình phát triển tâm thức chính là hành trình điều chỉnh chính mình để sống hướng thiện, trong sáng, vượt thoát khỏi những điều xấu, ác.


Vậy chúng ta học những cái gì để phát triển tâm thức. Đa số chúng ta sẽ có tiến trình như sau:

GD1: Dành 2-3h/ngày để phát triển tâm thức, 7-8h/ngày để mưu sinh.

GD2: Mưu sinh và tâm thức tỉ lệ 50-50 (Khoảng sau 40 tuổi)

GD3: Dành 90% phát triển tâm thức, 10% dành cho mưu sinh. Khi này, các bạn biết điều chỉnh cuộc sống, sống biết đủ, đơn giản thì hành trình mưu sinh không còn quan trọng nữa.


Trong giai đoạn này, các bậc thầy lớn, các quyển sách về tâm thức xuất hiện.


Chạm vào Thầy hiền trí-sách tinh hoa là các bạn bước vào con đường chiều sâu tâm thức, tâm linh, con đường tiến hóa linh hồn.


Khi tâm thức phát triển, các bạn cống hiến cho cuộc đời mới thực sự sâu sắc. Sứ mệnh và tầm nhìn ấy mới thực sự rõ nét, vượt thoát khỏi tiền bạc. Một ngày khi bạn mất đi, dòng tâm thức đó sáng lên, sẽ được sinh ra những kiếp sống tốt đẹp hơn.


Mưu sinh là chiếc xe trên đường, đường đó đi đâu và về đâu thì do tâm thức của bạn quyết định.

bottom of page