top of page
Writer's pictureKim Pastel

Sự Thật Việc “Sửa Tướng”! Hiểu Rõ Để Không Sửa Sai

Updated: Sep 7, 2023

Nhân tướng là môn học giúp chúng ta khám phá bên trong chính mình. Hiểu mình để sửa mình, hiểu người để giúp người.

Nhân Tướng học đã được ông bà sử dụng từ thời xa xưa để nhìn người, đoán biết số mệnh, giàu sang, nghèo khó. Liệu Nhân tướng có phải là một môn học mê tín như nhiều người vẫn nghĩ?

Hiểu Nhân tướng mang lại cho chúng ta những lợi ích nào trong đời sống, công việc, đối nhân xử thế…vv?

Cùng tìm hiểu chi tiết bài viết bên dưới.


I. Lợi ích của Nhân Tướng?

Trong nhân tướng phải xem được mặt ưu và nhược của một người mới được gọi là xem nhân tướng. Tức khi xem tướng xong chúng ta cần đúc kết được một bản gồm 2 yếu tố: Ưu điểm, mặt mạnh của chính mình hay bất kì người nào là gì? Mặt yếu, điểm cần cải thiện của họ là gì?

Nhân Tướng là công cụ và mục đích là để hiểu nội tâm, nội lực, khám phá xu hướng tính cách của họ.

Nếu có kinh nghiệm và xem được kỹ hơn, thông qua nhân tướng chúng ta có thể hiểu những khát khao, trăn trở ước mơ của họ. Hoặc nỗi đau họ đang mang vác. Người nào có nỗi đau đủ lớn nhìn vào khuôn mặt, đặc biệt là ánh mắt chúng ta có thể thấy rõ.


Một vài lợi ích của Nhân tướng học:

- Xem được phần nào Nghiệp lực quá khứ

- Xem được mặt mạnh, yếu, may mắn, khó khăn

- Định hướng để sửa, khắc phục, phát huy

- Chọn bạn bè, sếp, nhân viên, người yêu

- Đối nhân xử thế dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng.

- Quan sát mọi lúc, mọi nơi…

Nhân tướng học
Nhân tướng là một bộ môn đọc vị người khác

II. 4 yếu tố xem tướng?

Trong nhân tướng học, có 4 yếu tố quan trọng chúng ta cần xem đầy đủ.

1. Bộ vị (hình tướng, khuôn mặt, hình dáng...)

Giống như một cái cây mọc lên trên là cành lá, ai cũng thấy, gọi là bộ vị. Bộ vị gồm có: mắt, mũi, gò má, quai hàm, trán, tai… Hiện nay, do những dị bản truyền qua nhiều đời của các học giả khác nhau, các sách về bộ vị luận giải không đồng bộ và thống nhất. Do đó, dễ gây tranh cãi và hoang mang. Tuy nhiên, cành lá thì chưa phải là cốt lõi của nên chúng ta đừng quá chú trọng vào xem bộ vị.

2. Gân xương, cốt cách

Lớp sâu hơn bộ vị là xương (gân xương, cốt cách...)

Khung xương là thứ định hình và là khung để hình thành nên các bộ vị. Ví dụ một người có gò má cao tức khung xương dưới má cao dẫn đến phần gò má nhô lên trội hơn hẳn so với tổng quan gương mặt. Tương tự với trán, mũi, quai hàm… Như vậy khung xương ở dưới quyết định nên bộ vị. Vậy xem tướng cần, chú trọng xem gân xướng, cốt cách hơn xem bộ vị.


Để xem xương hơi khó nhưng chúng ta có thể dựa vào quan sát các- gân-xương-hoạt-động. Khung xương nâng đỡ cơ thể gồm: phần xương chính là cột sống nối với tứ chi, các phần xương khác để nâng đỡ đầu và bảo bọc lục phủ ngũ tạng. Như vậy, nhìn họ đi, đứng, nằm, ngồi chúng ta cũng có thể đoán được gân xương của họ khoẻ hay yếu.


Ví dụ, một người nam cao 1m6, cân nặng 90kg (bị béo phì). Toàn bộ khung xương phải gánh một trọng lượng rất lớn, người này đi lại nặng nề, không hoạt bát chúng ta sẽ hiểu gân xương người này yếu. Gân xương yếu thì sức sống, nghị lực, sự linh hoạt, nhạy bén bị giới hạn, nếu thêm hành vi thái độ là người dễ dãi, dễ buông xuôi thì xác suất người này là người thụ động rất cao.


Để xem cốt cách, đi đứng nằm ngồi thì chúng ta cần quan sát cuộc sống của họ một thời gian, thấy lặp đi lặp lại thì mới kết luận được. Cần kết hợp xem 2 chi phần xem tướng còn lại.


3. Thần và Khí

Phần chìm của nhân tướng không biểu lộ rõ ra bên ngoài đó là Thần và Khí. Thần thuộc về ánh mắt, khí thuộc về giọng nói.

Thần và khí này sẽ linh hoạt thay đổi nhau tùy theo tình huống. Do đó cần nhanh nhạy mới có thể quan sát được thần và khí của họ. Đôi khi chỉ cần lướt qua một vài giây tích tắc chúng ta đã nắm bắt được thần, khí này rồi.


Ánh mắt là thần, ánh mắt là ý nghiệp. Ánh mắt là tâm tư là tình cảm, suy nghĩ. Khi chúng ta có suy nghĩ bất an thì ánh mắt trổ ra sự lo lắng bất an. Khi chúng ta thích thú điều gì hay vật gì thì ánh mắt bị thu hút bởi điều đó. Khi tâm buồn thường ánh mắt thoáng sự buồn. Để xem về thần có người xem được dễ, người xem khó. Cần có sự luyện tập và thầy hướng dẫn.

Người nào có giọng nói uy lực, giọng nói khoẻ và vang thì khí lực tốt, sức khoẻ tốt, làm được nhiều việc.


Nếu biết cách quan sát Thần Khí của một người thì gần như chúng ta hiểu được người đó 70-80%. Thần khí như thế nào thì cách chúng ta đi đứng nằm ngồi sẽ tương ứng. Đồng thời cũng sẽ biểu hiện trong hành vi, thái độ sống.


4. Hành vi, Thái độ sống

Có những trường hợp chúng ta không có cơ hội quan sát trực tiếp Thần, Khí (ví dụ không gặp trực tiếp) thì chúng ta có thể quan sát hành vi, thái độ sống của họ. Ví dụ đọc những bài viết trên facebook, nghe một người thân mô tả hành vi thái độ sống của người đó, chúng ta cũng sẽ hiểu về họ.

Nếu hành vi, thái độ sống nào lặp đi lặp lại thường xuyên thì đó chính là thói quen của người đó. Thói quen sẽ quyết định nên tính cách và số phận của họ trong tương lai.


Ví dụ, hành vi của một người là cẩu thả, bỏ bê, gọi lên hay trốn tránh trách nhiệm, thái độ sống lười biếng. Vậy không khó để đoán được tính cách và tương lai của người này đi về đâu?


Như vậy, đôi khi chúng ta chỉ nhìn hành vi, thái độ mà không cần xem đến bộ vị thì chúng ta vẫn dự đoán được tính cách của người này, và dự đoán được xu hướng tương lai của họ.


Những người nào làm nghề nhân sự, nghề quản trị con người là thường nắm điều này khá rõ. Nếu họ học thêm về 3 học phần còn lại của Nhân tướng thì sẽ nắm rất chắc về Nhân tướng. Họ đã xem Hành vi thái độ sống rất nhạy bén rồi, chỉ cần liên kết với 3 cách xem tướng trên nữa thì xác suất sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều.


Sửa tướng
Sửa tướng đúng cách, không phải ai cũng biết

III. Có nên sửa tướng hay không?

Như vậy, nhìn vào cái cây này các bạn sẽ thấy, nếu sửa được Thần, Khí thì Hành vi, thái độ sống sẽ thay đổi. Thần Khí và Hành vi thái độ sống thay đổi thì gần như toàn bộ cuộc đời một con người sẽ thay đổi. Khi bộ rễ chắc, khoẻ thì thân cây và cành lá ở phía trên cũng sẽ xum xuê, tốt tươi..

Vậy thì chúng ta cứ loay hoay tập trung sửa bộ vì thì sửa tướng từ gốc rễ chính là sửa Thần, Khí đồng thời sửa hành vi, thái độ sống. Tức các bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh lại ý nghiệp, suy nghĩ, nhận thức của mình. Thì những thứ khác sẽ được thay đổi theo.


Đó là lí do mà cổ nhân dạy "Tâm sinh tướng"

“Tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt”. Đây là cốt lõi của Nhân Tướng.

Chúng ta có thể sửa bộ vị, cái này tuỳ các bạn nhưng TỐI ƯU nhất là sửa Thần, Khí!


Muốn sửa cái này thì các bạn cần học những khoá Phát triển tâm thức, Phát triển bản thân và học về Nhân quả. Phần này sẽ được học trong khóa Nhân Tướng học ứng dụng 2 ngày, sắp tới có khoá ở HCM bạn nào quan tâm thì tham khảo thêm.


Kiến tạo lại bộ rễ chắc khoẻ thì vận mệnh cả cái cây thay đổi chứ không chỉ là cắt tỉa cành lá ở trên. Các bạn hiểu chỗ này thì học Nhân tướng sẽ không bị mê tín. Còn không chỉ học về bộ vị thì càng học càng rối rắm, phức tạp.


Do đó, hiểu cốt lõi của Nhân Tướng để chúng ta biết cách để ứng dụng để giúp thấu hiểu bản thân, sửa mình, ứng dụng trong công việc, giúp đỡ con cái, người thân, …

Nhân Tướng là nắm bắt hiện tượng, Nhân quả và đạo lý là giải pháp!!!


Kết,

Học nhân tướng không phải để phán xét, chê bai một ai đó

Học nhân tướng không phải để lợi dụng, trục lợi cho bản thân

Học nhân tướng để hiểu mình - sửa mình, để hiểu người - giúp người

- Nhìn người, đoán vận: Đọc được cuộc đời, dự đoán hậu vận bất kỳ ai

- Nhận diện tính cách ẩn chìm: Đọc thấu tâm can người đối diện để đề phòng hậu hoạ

- Hiểu bản thân sâu sắc, biết cách ứng dụng Nhân tướng để rèn tâm sửa tướng, chuyển hoá vận mệnh

- Biết cách nhìn tướng để chọn người đáng tin cậy

- Biết cách ứng dụng Nhân tướng trong tuyển dụng để tìm được nhân sự giỏi, trung thành

- Hiểu được tính cách, đặc điểm của con cái, người thân…để định hướng con đường phát triển phù hợp

- Kiến thức dễ hiểu giúp tiết kiệm 5-10 năm đọc sách Nhân Tướng


Sự Thật Việc “Sửa Tướng”! Hiểu Rõ Để Không Sửa Sai

Updated: Sep 7, 2023

Nhân tướng là môn học giúp chúng ta khám phá bên trong chính mình. Hiểu mình để sửa mình, hiểu người để giúp người.

Nhân Tướng học đã được ông bà sử dụng từ thời xa xưa để nhìn người, đoán biết số mệnh, giàu sang, nghèo khó. Liệu Nhân tướng có phải là một môn học mê tín như nhiều người vẫn nghĩ?

Hiểu Nhân tướng mang lại cho chúng ta những lợi ích nào trong đời sống, công việc, đối nhân xử thế…vv?

Cùng tìm hiểu chi tiết bài viết bên dưới.


I. Lợi ích của Nhân Tướng?

Trong nhân tướng phải xem được mặt ưu và nhược của một người mới được gọi là xem nhân tướng. Tức khi xem tướng xong chúng ta cần đúc kết được một bản gồm 2 yếu tố: Ưu điểm, mặt mạnh của chính mình hay bất kì người nào là gì? Mặt yếu, điểm cần cải thiện của họ là gì?

Nhân Tướng là công cụ và mục đích là để hiểu nội tâm, nội lực, khám phá xu hướng tính cách của họ.

Nếu có kinh nghiệm và xem được kỹ hơn, thông qua nhân tướng chúng ta có thể hiểu những khát khao, trăn trở ước mơ của họ. Hoặc nỗi đau họ đang mang vác. Người nào có nỗi đau đủ lớn nhìn vào khuôn mặt, đặc biệt là ánh mắt chúng ta có thể thấy rõ.


Một vài lợi ích của Nhân tướng học:

- Xem được phần nào Nghiệp lực quá khứ

- Xem được mặt mạnh, yếu, may mắn, khó khăn

- Định hướng để sửa, khắc phục, phát huy

- Chọn bạn bè, sếp, nhân viên, người yêu

- Đối nhân xử thế dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng.

- Quan sát mọi lúc, mọi nơi…

Nhân tướng học
Nhân tướng là một bộ môn đọc vị người khác

II. 4 yếu tố xem tướng?

Trong nhân tướng học, có 4 yếu tố quan trọng chúng ta cần xem đầy đủ.

1. Bộ vị (hình tướng, khuôn mặt, hình dáng...)

Giống như một cái cây mọc lên trên là cành lá, ai cũng thấy, gọi là bộ vị. Bộ vị gồm có: mắt, mũi, gò má, quai hàm, trán, tai… Hiện nay, do những dị bản truyền qua nhiều đời của các học giả khác nhau, các sách về bộ vị luận giải không đồng bộ và thống nhất. Do đó, dễ gây tranh cãi và hoang mang. Tuy nhiên, cành lá thì chưa phải là cốt lõi của nên chúng ta đừng quá chú trọng vào xem bộ vị.

2. Gân xương, cốt cách

Lớp sâu hơn bộ vị là xương (gân xương, cốt cách...)

Khung xương là thứ định hình và là khung để hình thành nên các bộ vị. Ví dụ một người có gò má cao tức khung xương dưới má cao dẫn đến phần gò má nhô lên trội hơn hẳn so với tổng quan gương mặt. Tương tự với trán, mũi, quai hàm… Như vậy khung xương ở dưới quyết định nên bộ vị. Vậy xem tướng cần, chú trọng xem gân xướng, cốt cách hơn xem bộ vị.


Để xem xương hơi khó nhưng chúng ta có thể dựa vào quan sát các- gân-xương-hoạt-động. Khung xương nâng đỡ cơ thể gồm: phần xương chính là cột sống nối với tứ chi, các phần xương khác để nâng đỡ đầu và bảo bọc lục phủ ngũ tạng. Như vậy, nhìn họ đi, đứng, nằm, ngồi chúng ta cũng có thể đoán được gân xương của họ khoẻ hay yếu.


Ví dụ, một người nam cao 1m6, cân nặng 90kg (bị béo phì). Toàn bộ khung xương phải gánh một trọng lượng rất lớn, người này đi lại nặng nề, không hoạt bát chúng ta sẽ hiểu gân xương người này yếu. Gân xương yếu thì sức sống, nghị lực, sự linh hoạt, nhạy bén bị giới hạn, nếu thêm hành vi thái độ là người dễ dãi, dễ buông xuôi thì xác suất người này là người thụ động rất cao.


Để xem cốt cách, đi đứng nằm ngồi thì chúng ta cần quan sát cuộc sống của họ một thời gian, thấy lặp đi lặp lại thì mới kết luận được. Cần kết hợp xem 2 chi phần xem tướng còn lại.


3. Thần và Khí

Phần chìm của nhân tướng không biểu lộ rõ ra bên ngoài đó là Thần và Khí. Thần thuộc về ánh mắt, khí thuộc về giọng nói.

Thần và khí này sẽ linh hoạt thay đổi nhau tùy theo tình huống. Do đó cần nhanh nhạy mới có thể quan sát được thần và khí của họ. Đôi khi chỉ cần lướt qua một vài giây tích tắc chúng ta đã nắm bắt được thần, khí này rồi.


Ánh mắt là thần, ánh mắt là ý nghiệp. Ánh mắt là tâm tư là tình cảm, suy nghĩ. Khi chúng ta có suy nghĩ bất an thì ánh mắt trổ ra sự lo lắng bất an. Khi chúng ta thích thú điều gì hay vật gì thì ánh mắt bị thu hút bởi điều đó. Khi tâm buồn thường ánh mắt thoáng sự buồn. Để xem về thần có người xem được dễ, người xem khó. Cần có sự luyện tập và thầy hướng dẫn.

Người nào có giọng nói uy lực, giọng nói khoẻ và vang thì khí lực tốt, sức khoẻ tốt, làm được nhiều việc.


Nếu biết cách quan sát Thần Khí của một người thì gần như chúng ta hiểu được người đó 70-80%. Thần khí như thế nào thì cách chúng ta đi đứng nằm ngồi sẽ tương ứng. Đồng thời cũng sẽ biểu hiện trong hành vi, thái độ sống.


4. Hành vi, Thái độ sống

Có những trường hợp chúng ta không có cơ hội quan sát trực tiếp Thần, Khí (ví dụ không gặp trực tiếp) thì chúng ta có thể quan sát hành vi, thái độ sống của họ. Ví dụ đọc những bài viết trên facebook, nghe một người thân mô tả hành vi thái độ sống của người đó, chúng ta cũng sẽ hiểu về họ.

Nếu hành vi, thái độ sống nào lặp đi lặp lại thường xuyên thì đó chính là thói quen của người đó. Thói quen sẽ quyết định nên tính cách và số phận của họ trong tương lai.


Ví dụ, hành vi của một người là cẩu thả, bỏ bê, gọi lên hay trốn tránh trách nhiệm, thái độ sống lười biếng. Vậy không khó để đoán được tính cách và tương lai của người này đi về đâu?


Như vậy, đôi khi chúng ta chỉ nhìn hành vi, thái độ mà không cần xem đến bộ vị thì chúng ta vẫn dự đoán được tính cách của người này, và dự đoán được xu hướng tương lai của họ.


Những người nào làm nghề nhân sự, nghề quản trị con người là thường nắm điều này khá rõ. Nếu họ học thêm về 3 học phần còn lại của Nhân tướng thì sẽ nắm rất chắc về Nhân tướng. Họ đã xem Hành vi thái độ sống rất nhạy bén rồi, chỉ cần liên kết với 3 cách xem tướng trên nữa thì xác suất sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều.


Sửa tướng
Sửa tướng đúng cách, không phải ai cũng biết

III. Có nên sửa tướng hay không?

Như vậy, nhìn vào cái cây này các bạn sẽ thấy, nếu sửa được Thần, Khí thì Hành vi, thái độ sống sẽ thay đổi. Thần Khí và Hành vi thái độ sống thay đổi thì gần như toàn bộ cuộc đời một con người sẽ thay đổi. Khi bộ rễ chắc, khoẻ thì thân cây và cành lá ở phía trên cũng sẽ xum xuê, tốt tươi..

Vậy thì chúng ta cứ loay hoay tập trung sửa bộ vì thì sửa tướng từ gốc rễ chính là sửa Thần, Khí đồng thời sửa hành vi, thái độ sống. Tức các bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh lại ý nghiệp, suy nghĩ, nhận thức của mình. Thì những thứ khác sẽ được thay đổi theo.


Đó là lí do mà cổ nhân dạy "Tâm sinh tướng"

“Tướng tuỳ tâm sinh, tướng tuỳ tâm diệt”. Đây là cốt lõi của Nhân Tướng.

Chúng ta có thể sửa bộ vị, cái này tuỳ các bạn nhưng TỐI ƯU nhất là sửa Thần, Khí!


Muốn sửa cái này thì các bạn cần học những khoá Phát triển tâm thức, Phát triển bản thân và học về Nhân quả. Phần này sẽ được học trong khóa Nhân Tướng học ứng dụng 2 ngày, sắp tới có khoá ở HCM bạn nào quan tâm thì tham khảo thêm.


Kiến tạo lại bộ rễ chắc khoẻ thì vận mệnh cả cái cây thay đổi chứ không chỉ là cắt tỉa cành lá ở trên. Các bạn hiểu chỗ này thì học Nhân tướng sẽ không bị mê tín. Còn không chỉ học về bộ vị thì càng học càng rối rắm, phức tạp.


Do đó, hiểu cốt lõi của Nhân Tướng để chúng ta biết cách để ứng dụng để giúp thấu hiểu bản thân, sửa mình, ứng dụng trong công việc, giúp đỡ con cái, người thân, …

Nhân Tướng là nắm bắt hiện tượng, Nhân quả và đạo lý là giải pháp!!!


Kết,

Học nhân tướng không phải để phán xét, chê bai một ai đó

Học nhân tướng không phải để lợi dụng, trục lợi cho bản thân

Học nhân tướng để hiểu mình - sửa mình, để hiểu người - giúp người

- Nhìn người, đoán vận: Đọc được cuộc đời, dự đoán hậu vận bất kỳ ai

- Nhận diện tính cách ẩn chìm: Đọc thấu tâm can người đối diện để đề phòng hậu hoạ

- Hiểu bản thân sâu sắc, biết cách ứng dụng Nhân tướng để rèn tâm sửa tướng, chuyển hoá vận mệnh

- Biết cách nhìn tướng để chọn người đáng tin cậy

- Biết cách ứng dụng Nhân tướng trong tuyển dụng để tìm được nhân sự giỏi, trung thành

- Hiểu được tính cách, đặc điểm của con cái, người thân…để định hướng con đường phát triển phù hợp

- Kiến thức dễ hiểu giúp tiết kiệm 5-10 năm đọc sách Nhân Tướng


341 views0 comments
bottom of page