top of page
Writer's pictureNguyễn Anh Tuân

Thiền: Tại Sao Phải Bận Tâm?

Các bạn đang đặt ra các câu hỏi và mong muốn truyền cảm hứng thực hành thiền thì đọc bài viết này nhé! Sự giảng giải của TS. Gunaratana rất dễ hiểu và cốt lõi!

——-

Chắc chắn sẽ dễ dàng và dễ chịu hơn nếu bỏ ngang và quay sang coi TV. Vậy tại sao phải bận tâm làm gì? Tại sao phải tốn tất cả thời gian và sức lực trong khi bạn có thể đi chơi hưởng thụ? Tại sao lại bận tâm đến nó?.

Đơn giản là như vầy. Bởi vì bạn là một con người, bạn nhận ra rằng bạn là người thừa kế lãnh đủ mọi sự bất toại nguyện tất nhiên trong cuộc đời. Mà sự bất toại nguyện đó sẽ không biến mất. Bạn có thể trấn áp nó ra khỏi tâm thức trong một lúc nào đó. Bạn có thể làm mình xao lãng khỏi nó, chú tâm vào chỗ khác trong vài giờ, nhưng nó sẽ luôn luôn quay lại – thường vào những lúc bạn ít ngờ đến. Rồi đột nhiên, như hoàn toàn bất ngờ, bạn ngồi dậy, để ý, và nhận ra được cái thực trạng đích thực của mình trong cuộc đời này.

Thực ra là bạn đang sống một đời một cách chật vật. Bạn ra vẻ bề ngoài không sao. Bạn tìm cách xoay sở để giải quyết nhu cầu “cơm áo gạo tiền” hàng ngày và tỏ ra không có vấn đề gì. Nhưng trong những khoảng thời gian tuyệt vọng đó, những lúc bạn cảm thấy mọi thứ đó đang gậm nhấm bạn – bạn chỉ biết ôm chịu mà thôi. Bạn là một mớ hỗn độn. Và bạn biết vậy. Nhưng bạn che dấu nó một cách tài tình.

Cùng lúc, khi đang chán nản vì lẽ thật đó, bạn chợt nghĩ chắc hẳn phải có cách sống khác để sống, có cách nhìn khác tốt hơn để nhìn thế giới cuộc đời, có cách nào khác để tiếp xúc với sự sống một cách trọn vẹn hơn. Rồi đôi lúc nào đó bạn cũng tình cờ tìm được cách. Bạn tìm được công việc tốt. Bạn biết yêu. Bạn thắng cuộc hay trúng số. Và khi đó, mọi sự đã khác đi. Cuộc sống dựa trên một sự giàu có và sự sáng sủa đã xua tan đi những khoảng đời khó khăn và vô vị. Toàn bộ nếp trải nghiệm của bạn đã thay đổi và bạn tự nhủ rằng: “Ok, tôi đã làm được; bây giờ tôi đã hạnh phúc”. Nhưng rồi những hạnh phúc đó cũng phai nhạt dần, như làn khói bay trong gió chiều. Bạn chỉ còn lại một ký ức – vậy đó, và một ý thức mơ hồ rằng: có điều gì đó không ổn… Bạn cảm giác rằng cuộc sống chắc thực sự vẫn còn một cảnh giới khác của chiều sâu và cảm nhận, nhưng bởi do thế nào đó mà bạn chưa thấy được.

Chính vì bạn chưa thấy được, cho nên bạn có cảm giác bị chia cắt. Bạn cảm giác bị cô lập, không còn cảm nhận cái cảm giác mềm mại ấm áp của giường gấm nệm bông. Bạn không còn tiếp xúc thực sự với cuộc sống. Bạn không còn làm được nữa rồi. Và rồi cái ý thức mơ hồ đó phai đi, và bạn sẽ quay về lại với thực trạng y hệt như trước kia. Thế giới cuộc đời trông giống như một nơi vô vị, làm chán chường, ngao ngán. Nó giống như một chuyến xe cảm xúc, và bạn cứ bỏ nhiều thời gian loanh quanh dưới chân đồi, khao khát được lên những đỉnh đèo cao rộng.

Vậy thì cái gì không ổn đối với bạn? Bạn có điên khùng không? Không. Bạn chỉ là con người. Và bạn đang chịu cùng căn bệnh mà loài người cũng đang chịu. Căn bệnh như một con quái vật nằm bên trong mỗi chúng ta, và nó có nhiều tay, như vòi bạch tuộc, như là: Sự căng thẳng thường xuyên, sự thiếu lòng thương mến thật sự dành cho người khác kể cả những người thân thuộc nhất, cảm giác bị bít đường bế tắc, và sự chết trơ về tình cảm. Rất nhiều, rất nhiều tay. Không ai trong chúng ta thoát được nó hoàn toàn. Chúng ta có thể từ chối nó. Chúng ta cố trấn áp nó. Chúng ta xây một nền văn minh bao bọc chúng ta để trốn tránh khỏi nó, giả vờ như nó không có mặt, và hướng sự bận tâm của chúng ta vào những mục tiêu, toan tính và danh phận phàm trần. Nhưng nó chẳng bao giờ bỏ đi. Nó luôn hằng hữu và ngấm ngầm trong từng ý nghĩ và từng cảm nhận của ta; một giọng nói không lời cứ vang vọng từ phía sau đầu: “Chưa đủ. Phải có thêm. Phải làm tốt hơn. Phải tốt hơn nữa”. Đó là con quái vật, một con quái vật luôn luôn hiện thị mọi lúc mọi nơi dưới những hình thức tinh xảo.

Và giải pháp nào cho chúng ta đối diện với tất cả sự bất toại nguyện này? Chúng ta thường mắc kẹt ở hội chứng “Ước gì”. Ước gì tôi có thêm nhiều tiền, thì tôi sẽ được hạnh phúc. Ước gì tôi có thể tìm được người yêu thương mình, ước gì tôi xuống bớt 10 ký (kg), ước gì tôi có TV màu đẹp, một bồn mát-xa nước, và mái tóc xoăn, và vân vân…, mãi mãi. Vậy thì tất cả cái hội chứng “ước gì” xuất phát từ đâu?, và quan trọng hơn, chúng ta phải làm gì về hội chứng nó? Nó xuất phát từ những điều kiện (tùy duyên) của tâm chúng ta. Nó là những thói quen của tâm [tập khí] rất tinh tế và đã thấm ngầm từ rất lâu, giống như chỗ thắt gút dây thừng mà chúng ta đã thắt từng nút, từng nút…và bây giờ khi cần phải tháo gỡ, chúng ta cũng phải tháo gỡ từng thắt gút, từng gút một….vậy.

Chúng ta có thể tập trung sự chú tâm, tháo gỡ từng cái và đem ra ánh sáng. Chúng ta có thể làm cho cái vô thức trở thành ý thức, sự không chú tâm trở thành sự chú tâm, chậm rãi… từng cái một.

============

Chúng ta tạo ra ba cái hộp dán nhãn là tốt, xấu, trung tính. Rồi sau đó, theo ta nhận thức theo khuôn khổ thói quen như vậy. Một nhận thức nào đó được dán nhãn là ‘tốt’, chúng ta đóng băng (cố định) thời gian ở đó luôn để giữ nó lại, để không bị mất nó. Chúng ta chấp thủ vào ý nghĩ riêng biệt đó, chúng ta thích nó, chúng ta khoái nó, chúng ta ôm giữ nó, không muốn nó phai biến hay mất đi. Nhưng khi không thể nào giữ được, chúng ta lại cố tìm cách lập lại cái trải nghiệm đã tạo ra cái nhận thức ‘tốt’ đó. Điều đó được gọi là thói quen “nắm giữ” của tâm [tham dục, tham chấp].

Bên phía khác của tâm là cái hộp dán nhãn ‘xấu’. Khi chúng ta trải nghiệm điều gì tạo ra nhận thức ‘xấu’, chúng ta cố xua đẩy nó đi. Chúng ta từ chối nó, không chấp nhận nó, loại bỏ nó bằng mọi cách có thể. Chúng ta kháng cự, chống đối với trải nghiệm đó. Chúng ta chạy trốn khỏi từng ‘mảnh’ thân tâm của chính chúng ta. Điều đó gọi là thói quen “chối bỏ” của tâm [sân giận, ác ý].

Nằm giữa hai loại phản ứng này là nhận thức ‘trung tính’. Trung tính là không phải tốt cũng không phải xấu. Nó là trung gian, là trơ, không sướng cũng không khổ, không làm vui cũng không gây phiền não. Chúng ta đóng gói cất loại này vào trong hộp ‘trung tính’ và không cần quan tâm đến nó, và ta quay lại chú tâm vào những hành động và cái vòng bất tận của những Tham và Sân. Loại trải nghiệm này không được chú tâm bằng hai loại ‘tốt’ và ‘xấu’ kia. Điều này gọi là thói quen “làm ngơ” của tâm [si mê, ngu mờ].

Kết quả của những thái độ điên rồ này giống như một cuộc chạy trên máy chạy bộ chẳng chạy đến đâu. Không ngừng chạy theo khoái cảm, không ngừng chạy trốn khổ đau, không ngừng bỏ lơ 90 phần trăm những trải nghiệm của chúng ta. Rồi ta tự hỏi, sao cuộc đời này buồn tẻ đến như vậy?.

Cuối cùng suy gẫm lại mới biết thái độ sống như vậy là không đúng. Cái kiểu dán nhãn suy luận các trải nghiệm như vậy là không ‘ăn’. Dù cho bạn có nỗ lực cách mấy để chạy theo khoái lạc và thành đạt, thì cũng có nhiều lúc bạn không làm được. Cho dù bạn chạy trốn nhanh cách mấy, thì cũng có nhiều lúc đau khổ sẽ bắt kịp bạn. Và ở giữa những số lần khoái lạc và đau khổ đó, cuộc sống thật là vô vị nhàm chán đến nỗi ta chỉ muốn hét lên.

Tâm trí của chúng ta chứa đầy những ý kiến và thành kiến (đầy những ‘tốt’ và ‘xấu’, khen và chê, này và nọ…). Chúng ta xây những bức tường xung quanh ta và tự nhốt mình trong ngục tù của những cái thích và không thích, thương và ghét, khen và chê, đối và đãi…do chính chúng ta đã đặt ra. Cho nên chúng ta khổ.

“Khổ” là một chữ lớn trong tư tưởng Phật giáo. Đó là một thuật ngữ trọng yếu và nó nên được hiểu biết một cách tường tận. (Không phải chỉ hiểu biết qua khái niệm sơ sài). Tiếng Pali là dukkha và nó không phải chỉ có nghĩa là đau khổ hay đau đớn về thân xác. Nó mang nghĩa sâu sắc và tinh tế hơn về sự bất toại nguyện. Sự bất toại nguyện là một phần của cuộc chạy vô đích trên máy chạy bộ của tâm chúng ta.

Bản chất của sự sống là khổ, như Đức Phật đã nói. Mới nghe, chữ “khổ” nghe có vẻ chỉ mang toàn màu sắc bệnh hoạn và bi đát. Thậm chí nghe như người ta nói sai vậy. Rốt cuộc, có bao nhiêu lần chúng ta được hạnh phúc?. Có không?. Không, không có. Có lẽ là như vậy. Hãy thử lấy một lúc mà bạn cảm thấy thật sự mãn nguyện và xem xét kỹ về nó. Bên dưới niềm vui sướng, bạn sẽ thấy một luồng chảy ngấm ngầm tinh tế của sự căng thẳng, rằng cho dù giây phút mãn nguyện đó có cao đẹp đến đâu thì nó cũng đến lúc kết thúc. Dù bạn có vừa hưởng lạc được nó nhiều như thế nào, bạn cũng sẽ nhanh chóng mất đi một phần, hoặc phải suốt ngày canh giữ nó, và toan tính làm sao có được nó nhiều hơn. Và cuối cùng bạn cũng phải chết. Cuối cùng, bạn cũng mất tất cả. Mọi thứ đều giả tạm. Tất cả đều phù du, tạm bợ.

=========

Nghe có vẻ ảm đạm quá phải không?. May thay, không phải vậy – hoàn toàn không phải vậy. Điều đó chỉ nghe thật ảm đạm khi bạn nhìn nó bằng cái nhìn thông thường của tâm thức, bằng chính cái nhìn theo cái “cơ chế vận hành của cái máy chạy bộ” [luẩn quẩn trong tham và sân] mà chúng ta đã không ngừng chạy về vô đích.

Nằm bên dưới đó là cách nhìn khác, là một cách nhìn hoàn toàn khác về thế giới. Đó là một tầm nhìn chức năng trong đó tâm không còn cố “đóng băng thời gian” khi mà chúng ta không còn nắm giữ (một cảm nhận sướng) khi nó trôi qua, tâm chúng ta không còn chối bỏ (một cảm nhận khổ), và không còn làm ngơ (một cảm nhận trung tính). [Không còn tham, sân, si rõ rệt]. Đó là trình độ trải nghiệm vượt qua khái niệm “tốt” và “xấu”, vượt qua khái niệm “khoái, sướng, dễ chịu…” và “đau, khổ, khó chịu…”. Vượt qua phân biệt đối đãi. Đó là cách rất hay để cảm nhận thế gian.Và đó là một kỹ năng có thể tu học được!. Nó không dễ, nhưng có thể học được.

May thay, có một sự chọn lựa khác cho bạn. Bạn có thể học cách kiểm soát Tâm của mình, bước ra khỏi cái vòng lẩn quẩn bất tậncủa Tham và Sân. Bạn có thể học cách không cần thứ bạn muốn, học cách nhận biết tham muốn của mình mà không bị nó kiểm soát hay thúc giục.

Thiền nhằm mục đích làm trong sạch tâm, làm cho tâm thanh tịnh. Thiền thanh lọc tiến trình tư duy của những thứ được gọi là những kích động tâm thần hay xáo trộn tâm linh, những thứ như tham, sân và ghen tỵ, những thứ làm bận tâm bạn với những dính mắc thuộc về xúc cảm. Những thứ làm bạn bất an. Thiền đưa tâm trí đạt đến một trạng thái tĩnh lặng và tỉnh giác, một trạng thái tập trung [chánh định] và trí tuệ minh sát [chánh niệm].

Thiền được ví như một “Vị Thầy Lớn”. Thiền là ngọn lửa nung rèn, tinh luyện từng bước cái ‘con người thô thiển’, thông qua sự hiểu biết. Càng hiểu biết nhiều, bạn càng dẻo dai hơn và chịu đựng giỏi hơn. Càng hiểu biết nhiều, bạn càng trở nên bi mẫn thương yêu nhiều hơn. Bạn sẽ trở nên một bậc cha mẹ hoàn hảo hay một người thầy lý tưởng. Bạn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua. Bạn cảm thấy yêu mến mọi người vì bạn hiểu biết họ. Và bạn hiểu được mọi người bởi vì bạn đã hiểu rõ được chính con người mình. Bạn đã nhìn thấu bên trong mình và đã thấy được sự si mê sai lầm về cái ‘tôi’ và những bất toại bất thành của kiếp người. Bạn đã nhận thấy rõ được nhân tính trong chính mình và học cách bao dung và thương mến. Khi bạn đã biết hiểu thương mình, thì tự động bạn cũng hiểu thương người. Bi mẫn với chính mình thì tự nhiên sẽ trở nên bi mẫn với tha nhân. Vì người cũng như mình, cũng mang đầy tham sân si và cái ‘tôi’ mê lầm. Một thiền sinh thành công đạt được những hiểu biết sâu sắc về sự sống, và chắc chắn rằng người ấy liên hệ với thế giới bằng tình yêu thương sâu xa và rộng lượng.

Mục đích của thiền là chuyển hóa cá nhân con người. Cái “con người” của bạn đi vào một phía của thiền tập không còn giống với cái ‘con người’ của bạn đi ra phía kia của (sau khi) thiền tập. Thiền thay đổi tâm tính của bạn thông qua tiến trình nhận thức, bằng cách làm cho bạn chú tâm sâu sắc đến từng những suy nghĩ, lời nói, và hành động [ba nghiệp] của chính mình. Tính kiêu ngạo của bạn dần bốc hơi và sự đối kháng dằn co bên trong bản thân cũng dần vơi vạn đi. Tâm bạn trở nên yên lặng, không động vọng và tĩnh lặng. Và cuộc sống sẽ êm đềm hơn. Vì vậy, thiền tập nếu thực hành đúng đắn sẽ giúp bạn dễ dàng đối diện với những thăng trầm thành bại của cuộc đời. Nó làm giảm đi những căng thẳng, sợ sệt, và lo lắng của bạn. Sự bất an sẽ lùi bước và tình yêu sẽ đầm thấm hơn. Mọi sự đều bắt đầu đâu vào đó và cuộc đời bạn trở nên lướt nhẹ hơn thay vì chỉ là một cuộc tranh đấu bon chen. Tất cả những điều đó đều diễn ra thông qua sự hiểu biết.

Thiền tập làm sắc bén sự tập trung [định] và năng lực tư duy suy nghĩ của bạn. Rồi thì từng cái một, những động lực và cơ chế từ dưới lớp tiềm thức của bạn trở nên rõ ràng và dễ thấy hơn đối với bạn. Trực giác của bạn nhạy bén hơn. Sự chính chắn của tư duy sẽ tăng lên và lần lần bạn sẽ có được một kiến thức trực diện về mọi sự vật hiện tượng đúng thực “như chúng là”; bạn không còn thiên kiến và không còn ảo tưởng hay nhận lầm về chúng nữa.

Thiền tứ niệm xứ: Nguyên lý và ứng dụng trong cuộc sống

Tham khảo: Chánh Kiến 2

Thông tin chi tiết: bke.edu.vn/chanhkien2

Thiền: Tại Sao Phải Bận Tâm?

Các bạn đang đặt ra các câu hỏi và mong muốn truyền cảm hứng thực hành thiền thì đọc bài viết này nhé! Sự giảng giải của TS. Gunaratana rất dễ hiểu và cốt lõi!

——-

Chắc chắn sẽ dễ dàng và dễ chịu hơn nếu bỏ ngang và quay sang coi TV. Vậy tại sao phải bận tâm làm gì? Tại sao phải tốn tất cả thời gian và sức lực trong khi bạn có thể đi chơi hưởng thụ? Tại sao lại bận tâm đến nó?.

Đơn giản là như vầy. Bởi vì bạn là một con người, bạn nhận ra rằng bạn là người thừa kế lãnh đủ mọi sự bất toại nguyện tất nhiên trong cuộc đời. Mà sự bất toại nguyện đó sẽ không biến mất. Bạn có thể trấn áp nó ra khỏi tâm thức trong một lúc nào đó. Bạn có thể làm mình xao lãng khỏi nó, chú tâm vào chỗ khác trong vài giờ, nhưng nó sẽ luôn luôn quay lại – thường vào những lúc bạn ít ngờ đến. Rồi đột nhiên, như hoàn toàn bất ngờ, bạn ngồi dậy, để ý, và nhận ra được cái thực trạng đích thực của mình trong cuộc đời này.

Thực ra là bạn đang sống một đời một cách chật vật. Bạn ra vẻ bề ngoài không sao. Bạn tìm cách xoay sở để giải quyết nhu cầu “cơm áo gạo tiền” hàng ngày và tỏ ra không có vấn đề gì. Nhưng trong những khoảng thời gian tuyệt vọng đó, những lúc bạn cảm thấy mọi thứ đó đang gậm nhấm bạn – bạn chỉ biết ôm chịu mà thôi. Bạn là một mớ hỗn độn. Và bạn biết vậy. Nhưng bạn che dấu nó một cách tài tình.

Cùng lúc, khi đang chán nản vì lẽ thật đó, bạn chợt nghĩ chắc hẳn phải có cách sống khác để sống, có cách nhìn khác tốt hơn để nhìn thế giới cuộc đời, có cách nào khác để tiếp xúc với sự sống một cách trọn vẹn hơn. Rồi đôi lúc nào đó bạn cũng tình cờ tìm được cách. Bạn tìm được công việc tốt. Bạn biết yêu. Bạn thắng cuộc hay trúng số. Và khi đó, mọi sự đã khác đi. Cuộc sống dựa trên một sự giàu có và sự sáng sủa đã xua tan đi những khoảng đời khó khăn và vô vị. Toàn bộ nếp trải nghiệm của bạn đã thay đổi và bạn tự nhủ rằng: “Ok, tôi đã làm được; bây giờ tôi đã hạnh phúc”. Nhưng rồi những hạnh phúc đó cũng phai nhạt dần, như làn khói bay trong gió chiều. Bạn chỉ còn lại một ký ức – vậy đó, và một ý thức mơ hồ rằng: có điều gì đó không ổn… Bạn cảm giác rằng cuộc sống chắc thực sự vẫn còn một cảnh giới khác của chiều sâu và cảm nhận, nhưng bởi do thế nào đó mà bạn chưa thấy được.

Chính vì bạn chưa thấy được, cho nên bạn có cảm giác bị chia cắt. Bạn cảm giác bị cô lập, không còn cảm nhận cái cảm giác mềm mại ấm áp của giường gấm nệm bông. Bạn không còn tiếp xúc thực sự với cuộc sống. Bạn không còn làm được nữa rồi. Và rồi cái ý thức mơ hồ đó phai đi, và bạn sẽ quay về lại với thực trạng y hệt như trước kia. Thế giới cuộc đời trông giống như một nơi vô vị, làm chán chường, ngao ngán. Nó giống như một chuyến xe cảm xúc, và bạn cứ bỏ nhiều thời gian loanh quanh dưới chân đồi, khao khát được lên những đỉnh đèo cao rộng.

Vậy thì cái gì không ổn đối với bạn? Bạn có điên khùng không? Không. Bạn chỉ là con người. Và bạn đang chịu cùng căn bệnh mà loài người cũng đang chịu. Căn bệnh như một con quái vật nằm bên trong mỗi chúng ta, và nó có nhiều tay, như vòi bạch tuộc, như là: Sự căng thẳng thường xuyên, sự thiếu lòng thương mến thật sự dành cho người khác kể cả những người thân thuộc nhất, cảm giác bị bít đường bế tắc, và sự chết trơ về tình cảm. Rất nhiều, rất nhiều tay. Không ai trong chúng ta thoát được nó hoàn toàn. Chúng ta có thể từ chối nó. Chúng ta cố trấn áp nó. Chúng ta xây một nền văn minh bao bọc chúng ta để trốn tránh khỏi nó, giả vờ như nó không có mặt, và hướng sự bận tâm của chúng ta vào những mục tiêu, toan tính và danh phận phàm trần. Nhưng nó chẳng bao giờ bỏ đi. Nó luôn hằng hữu và ngấm ngầm trong từng ý nghĩ và từng cảm nhận của ta; một giọng nói không lời cứ vang vọng từ phía sau đầu: “Chưa đủ. Phải có thêm. Phải làm tốt hơn. Phải tốt hơn nữa”. Đó là con quái vật, một con quái vật luôn luôn hiện thị mọi lúc mọi nơi dưới những hình thức tinh xảo.

Và giải pháp nào cho chúng ta đối diện với tất cả sự bất toại nguyện này? Chúng ta thường mắc kẹt ở hội chứng “Ước gì”. Ước gì tôi có thêm nhiều tiền, thì tôi sẽ được hạnh phúc. Ước gì tôi có thể tìm được người yêu thương mình, ước gì tôi xuống bớt 10 ký (kg), ước gì tôi có TV màu đẹp, một bồn mát-xa nước, và mái tóc xoăn, và vân vân…, mãi mãi. Vậy thì tất cả cái hội chứng “ước gì” xuất phát từ đâu?, và quan trọng hơn, chúng ta phải làm gì về hội chứng nó? Nó xuất phát từ những điều kiện (tùy duyên) của tâm chúng ta. Nó là những thói quen của tâm [tập khí] rất tinh tế và đã thấm ngầm từ rất lâu, giống như chỗ thắt gút dây thừng mà chúng ta đã thắt từng nút, từng nút…và bây giờ khi cần phải tháo gỡ, chúng ta cũng phải tháo gỡ từng thắt gút, từng gút một….vậy.

Chúng ta có thể tập trung sự chú tâm, tháo gỡ từng cái và đem ra ánh sáng. Chúng ta có thể làm cho cái vô thức trở thành ý thức, sự không chú tâm trở thành sự chú tâm, chậm rãi… từng cái một.

============

Chúng ta tạo ra ba cái hộp dán nhãn là tốt, xấu, trung tính. Rồi sau đó, theo ta nhận thức theo khuôn khổ thói quen như vậy. Một nhận thức nào đó được dán nhãn là ‘tốt’, chúng ta đóng băng (cố định) thời gian ở đó luôn để giữ nó lại, để không bị mất nó. Chúng ta chấp thủ vào ý nghĩ riêng biệt đó, chúng ta thích nó, chúng ta khoái nó, chúng ta ôm giữ nó, không muốn nó phai biến hay mất đi. Nhưng khi không thể nào giữ được, chúng ta lại cố tìm cách lập lại cái trải nghiệm đã tạo ra cái nhận thức ‘tốt’ đó. Điều đó được gọi là thói quen “nắm giữ” của tâm [tham dục, tham chấp].

Bên phía khác của tâm là cái hộp dán nhãn ‘xấu’. Khi chúng ta trải nghiệm điều gì tạo ra nhận thức ‘xấu’, chúng ta cố xua đẩy nó đi. Chúng ta từ chối nó, không chấp nhận nó, loại bỏ nó bằng mọi cách có thể. Chúng ta kháng cự, chống đối với trải nghiệm đó. Chúng ta chạy trốn khỏi từng ‘mảnh’ thân tâm của chính chúng ta. Điều đó gọi là thói quen “chối bỏ” của tâm [sân giận, ác ý].

Nằm giữa hai loại phản ứng này là nhận thức ‘trung tính’. Trung tính là không phải tốt cũng không phải xấu. Nó là trung gian, là trơ, không sướng cũng không khổ, không làm vui cũng không gây phiền não. Chúng ta đóng gói cất loại này vào trong hộp ‘trung tính’ và không cần quan tâm đến nó, và ta quay lại chú tâm vào những hành động và cái vòng bất tận của những Tham và Sân. Loại trải nghiệm này không được chú tâm bằng hai loại ‘tốt’ và ‘xấu’ kia. Điều này gọi là thói quen “làm ngơ” của tâm [si mê, ngu mờ].

Kết quả của những thái độ điên rồ này giống như một cuộc chạy trên máy chạy bộ chẳng chạy đến đâu. Không ngừng chạy theo khoái cảm, không ngừng chạy trốn khổ đau, không ngừng bỏ lơ 90 phần trăm những trải nghiệm của chúng ta. Rồi ta tự hỏi, sao cuộc đời này buồn tẻ đến như vậy?.

Cuối cùng suy gẫm lại mới biết thái độ sống như vậy là không đúng. Cái kiểu dán nhãn suy luận các trải nghiệm như vậy là không ‘ăn’. Dù cho bạn có nỗ lực cách mấy để chạy theo khoái lạc và thành đạt, thì cũng có nhiều lúc bạn không làm được. Cho dù bạn chạy trốn nhanh cách mấy, thì cũng có nhiều lúc đau khổ sẽ bắt kịp bạn. Và ở giữa những số lần khoái lạc và đau khổ đó, cuộc sống thật là vô vị nhàm chán đến nỗi ta chỉ muốn hét lên.

Tâm trí của chúng ta chứa đầy những ý kiến và thành kiến (đầy những ‘tốt’ và ‘xấu’, khen và chê, này và nọ…). Chúng ta xây những bức tường xung quanh ta và tự nhốt mình trong ngục tù của những cái thích và không thích, thương và ghét, khen và chê, đối và đãi…do chính chúng ta đã đặt ra. Cho nên chúng ta khổ.

“Khổ” là một chữ lớn trong tư tưởng Phật giáo. Đó là một thuật ngữ trọng yếu và nó nên được hiểu biết một cách tường tận. (Không phải chỉ hiểu biết qua khái niệm sơ sài). Tiếng Pali là dukkha và nó không phải chỉ có nghĩa là đau khổ hay đau đớn về thân xác. Nó mang nghĩa sâu sắc và tinh tế hơn về sự bất toại nguyện. Sự bất toại nguyện là một phần của cuộc chạy vô đích trên máy chạy bộ của tâm chúng ta.

Bản chất của sự sống là khổ, như Đức Phật đã nói. Mới nghe, chữ “khổ” nghe có vẻ chỉ mang toàn màu sắc bệnh hoạn và bi đát. Thậm chí nghe như người ta nói sai vậy. Rốt cuộc, có bao nhiêu lần chúng ta được hạnh phúc?. Có không?. Không, không có. Có lẽ là như vậy. Hãy thử lấy một lúc mà bạn cảm thấy thật sự mãn nguyện và xem xét kỹ về nó. Bên dưới niềm vui sướng, bạn sẽ thấy một luồng chảy ngấm ngầm tinh tế của sự căng thẳng, rằng cho dù giây phút mãn nguyện đó có cao đẹp đến đâu thì nó cũng đến lúc kết thúc. Dù bạn có vừa hưởng lạc được nó nhiều như thế nào, bạn cũng sẽ nhanh chóng mất đi một phần, hoặc phải suốt ngày canh giữ nó, và toan tính làm sao có được nó nhiều hơn. Và cuối cùng bạn cũng phải chết. Cuối cùng, bạn cũng mất tất cả. Mọi thứ đều giả tạm. Tất cả đều phù du, tạm bợ.

=========

Nghe có vẻ ảm đạm quá phải không?. May thay, không phải vậy – hoàn toàn không phải vậy. Điều đó chỉ nghe thật ảm đạm khi bạn nhìn nó bằng cái nhìn thông thường của tâm thức, bằng chính cái nhìn theo cái “cơ chế vận hành của cái máy chạy bộ” [luẩn quẩn trong tham và sân] mà chúng ta đã không ngừng chạy về vô đích.

Nằm bên dưới đó là cách nhìn khác, là một cách nhìn hoàn toàn khác về thế giới. Đó là một tầm nhìn chức năng trong đó tâm không còn cố “đóng băng thời gian” khi mà chúng ta không còn nắm giữ (một cảm nhận sướng) khi nó trôi qua, tâm chúng ta không còn chối bỏ (một cảm nhận khổ), và không còn làm ngơ (một cảm nhận trung tính). [Không còn tham, sân, si rõ rệt]. Đó là trình độ trải nghiệm vượt qua khái niệm “tốt” và “xấu”, vượt qua khái niệm “khoái, sướng, dễ chịu…” và “đau, khổ, khó chịu…”. Vượt qua phân biệt đối đãi. Đó là cách rất hay để cảm nhận thế gian.Và đó là một kỹ năng có thể tu học được!. Nó không dễ, nhưng có thể học được.

May thay, có một sự chọn lựa khác cho bạn. Bạn có thể học cách kiểm soát Tâm của mình, bước ra khỏi cái vòng lẩn quẩn bất tậncủa Tham và Sân. Bạn có thể học cách không cần thứ bạn muốn, học cách nhận biết tham muốn của mình mà không bị nó kiểm soát hay thúc giục.

Thiền nhằm mục đích làm trong sạch tâm, làm cho tâm thanh tịnh. Thiền thanh lọc tiến trình tư duy của những thứ được gọi là những kích động tâm thần hay xáo trộn tâm linh, những thứ như tham, sân và ghen tỵ, những thứ làm bận tâm bạn với những dính mắc thuộc về xúc cảm. Những thứ làm bạn bất an. Thiền đưa tâm trí đạt đến một trạng thái tĩnh lặng và tỉnh giác, một trạng thái tập trung [chánh định] và trí tuệ minh sát [chánh niệm].

Thiền được ví như một “Vị Thầy Lớn”. Thiền là ngọn lửa nung rèn, tinh luyện từng bước cái ‘con người thô thiển’, thông qua sự hiểu biết. Càng hiểu biết nhiều, bạn càng dẻo dai hơn và chịu đựng giỏi hơn. Càng hiểu biết nhiều, bạn càng trở nên bi mẫn thương yêu nhiều hơn. Bạn sẽ trở nên một bậc cha mẹ hoàn hảo hay một người thầy lý tưởng. Bạn sẵn sàng tha thứ và bỏ qua. Bạn cảm thấy yêu mến mọi người vì bạn hiểu biết họ. Và bạn hiểu được mọi người bởi vì bạn đã hiểu rõ được chính con người mình. Bạn đã nhìn thấu bên trong mình và đã thấy được sự si mê sai lầm về cái ‘tôi’ và những bất toại bất thành của kiếp người. Bạn đã nhận thấy rõ được nhân tính trong chính mình và học cách bao dung và thương mến. Khi bạn đã biết hiểu thương mình, thì tự động bạn cũng hiểu thương người. Bi mẫn với chính mình thì tự nhiên sẽ trở nên bi mẫn với tha nhân. Vì người cũng như mình, cũng mang đầy tham sân si và cái ‘tôi’ mê lầm. Một thiền sinh thành công đạt được những hiểu biết sâu sắc về sự sống, và chắc chắn rằng người ấy liên hệ với thế giới bằng tình yêu thương sâu xa và rộng lượng.

Mục đích của thiền là chuyển hóa cá nhân con người. Cái “con người” của bạn đi vào một phía của thiền tập không còn giống với cái ‘con người’ của bạn đi ra phía kia của (sau khi) thiền tập. Thiền thay đổi tâm tính của bạn thông qua tiến trình nhận thức, bằng cách làm cho bạn chú tâm sâu sắc đến từng những suy nghĩ, lời nói, và hành động [ba nghiệp] của chính mình. Tính kiêu ngạo của bạn dần bốc hơi và sự đối kháng dằn co bên trong bản thân cũng dần vơi vạn đi. Tâm bạn trở nên yên lặng, không động vọng và tĩnh lặng. Và cuộc sống sẽ êm đềm hơn. Vì vậy, thiền tập nếu thực hành đúng đắn sẽ giúp bạn dễ dàng đối diện với những thăng trầm thành bại của cuộc đời. Nó làm giảm đi những căng thẳng, sợ sệt, và lo lắng của bạn. Sự bất an sẽ lùi bước và tình yêu sẽ đầm thấm hơn. Mọi sự đều bắt đầu đâu vào đó và cuộc đời bạn trở nên lướt nhẹ hơn thay vì chỉ là một cuộc tranh đấu bon chen. Tất cả những điều đó đều diễn ra thông qua sự hiểu biết.

Thiền tập làm sắc bén sự tập trung [định] và năng lực tư duy suy nghĩ của bạn. Rồi thì từng cái một, những động lực và cơ chế từ dưới lớp tiềm thức của bạn trở nên rõ ràng và dễ thấy hơn đối với bạn. Trực giác của bạn nhạy bén hơn. Sự chính chắn của tư duy sẽ tăng lên và lần lần bạn sẽ có được một kiến thức trực diện về mọi sự vật hiện tượng đúng thực “như chúng là”; bạn không còn thiên kiến và không còn ảo tưởng hay nhận lầm về chúng nữa.

Thiền tứ niệm xứ: Nguyên lý và ứng dụng trong cuộc sống

Tham khảo: Chánh Kiến 2

Thông tin chi tiết: bke.edu.vn/chanhkien2

22 views0 comments
bottom of page