Người xưa luôn quan niệm rằng, muốn trở thành một cá nhân xuất chúng trong xã hội thì buộc chúng ta phải có tài năng thiên phú hoặc bộ não hơn người. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, giới khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố dẫn đến thành công còn có thế bắt đầu từ việc rèn luyện lối tư duy và thái độ sống.
Và trong số vô vàn loại tư duy khác nhau, đã có rất nhiều người nhận định rằng: “Tư duy tích cực là chìa khóa của thành công”. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Bởi tư duy tích cực còn có mặt trái của nó và rất dễ đẩy bạn vào tình huống nguy hiểm nếu bạn lạm dụng lối tư duy này quá mức.
Bởi lẽ thế trong bài viết sau đây, tôi sẽ giải thích rõ ràng về tư duy tích cực và mặt hạn chế của nó. Đồng thời giới thiệu thêm cho bạn về lối tư duy đúng đắn – một dạng tư duy rất quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải rèn luyện; và nếu biết cách phối hợp hài hòa với tư duy tích cực, nó sẽ là chìa khóa dẫn chúng ta đến cánh cổng thành công.
I. TƯ DUY TÍCH CỰC LÀ GÌ?
Đầu tiên, để có thể giải thích rõ ràng về “tư duy tích cực” thì trước tiên ta phải giải thích được định nghĩa của “tư duy”.
“Tư duy tích cực” chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực” trước mọi sự vật và sự việc có trong cuộc sống.
Khi nói đến “tư duy”, người ta thường liên tưởng đến việc suy nghĩ; và khi nói đến suy nghĩ, ta thường mặc định rằng đó là hoạt động của não bộ ở một thời điểm nào đó. Thực ra, “tư duy” ở đây mang hàm ý rộng hơn. “Tư duy” ở đây chính là thái độ sống; là cách chúng ta nhìn nhận về cuộc đời và sự sống. Vì vậy ở đây, ta có thể hiểu “tư duy tích cực” chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực” trước mọi sự vật và sự việc có trong cuộc sống
LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC
Tư duy tích cực đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích khác nhau trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta tập trung vào những điều tích cực, và lấy chính những điều tích cực đó để làm động lực thúc đẩy giúp ta sống và làm việc với tâm thế hăng say, vui vẻ và khiến gam màu cuộc sống trở nên hài hòa hơn, tươi đẹp hơn.
Tuy nhiên để đúc rút và cụ thể hơn, hai lợi ích sau đây là ưu điểm nổi bật nhất mà tư duy tích cực sẽ mang lại cho chúng ta:
1. TƯ DUY TÍCH CỰC GIÚP CHÚNG TA VƯỢT MỌI KHÓ KHĂN
Có một câu chuyện như thế này: “Có hai người, tại cùng một cột mốc thời gian, thất bại trong một kỳ thi đầu vào trở thành phi hành gia của NASA. Cả hai đều đã lao tâm khổ tứ ôn luyện, cố gắng học tập đến mức “đầu tắt mặt tối”, cốt cũng chỉ mong đỗ vào NASA và hoàn thành được ước mơ cả đời của bản thân.
Người thứ nhất sau khi đã thất bại cuộc thi, liền trở về nhà với tâm trạng buồn bã và đau khổ cùng cực. Anh ta nhịn ăn nhịn uống, hay tệ hơn là tự cô lập chính bản thân trong chính căn phòng nhỏ của mình. Thậm chí tệ hơn, anh ta bỏ mặc mọi lời an ủi và động viên từ người thân và bạn bè, suốt ngày chỉ ru rú trong phòng chơi game và chẳng hề có hướng đi nào khác cho bản thân.
Vài năm sau đó, người thanh niên trẻ tuổi với ước mơ cháy bỏng trở thành phi hành gia năm nào, trở thành một lão bợm nhậu bẩn tính và chỉ biết sống phụ thuộc vào tiền trợ cấp của chính phủ.
Người tiêu cực luôn luôn xui xẻo. Người tích cực luôn thấy thành công.
Trong khi đó, người thứ hai sau khi đã thất bại cuộc thi, anh ta chẳng có một chút buồn bã và xem rằng đây lại chính là động lực cho anh cố gắng hơn. Thay vì nhốt bản thân trong phòng và gặm nhấm nỗi thất vọng, anh ta xem xét lại những lỗi sai mình đã mắc phải và dựa vào chính điều đó để vạch ra lộ trình ôn luyện mới hơn, tối ưu hơn, hay thậm chí hiệu quả hơn vào hôm sau.
Vẫn sống với ước mơ cao cả và khát vọng cháy bỏng của bản thân, anh không hề nản chí và tiếp tục ôn luyện. Anh thậm chí ghi danh thi một lần nữa cho đến khi nào đỗ thì thôi. Không lâu sau đó, anh đỗ đầu vào kỳ thi với thành tích xuất sắc nhất và trở thành một phi hành gia vĩ đại.”
Câu chuyện trên là ví dụ cho hai loại hình tư duy khác biệt: tư duy tiêu cực và tư duy tích cực. Trong đó, tư duy tiêu cực là một lối tư duy độc hại mà bạn không nên giữ, bởi nếu cứ tiếp tục lối suy nghĩ và hành động như thế thì cuộc đời bạn sẽ đắm chìm trong đau khổ và thất bại.
Cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Mỗi lần thất bại chính là kinh nghiệm quý giá giúp ta vững chãi hơn, mạnh mẽ hơn; và biết suy nghĩ thấu đáo hơn cho những cơ hội về sau. Hãy lạc quan, tích cực để từ đó tìm ra những hướng đi sáng suốt. Thất bại thật sự là khi bạn hoàn toàn bỏ cuộc mà thôi.
2. SỐNG TÍCH CỰC GIÚP BẠN KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC!
Giống như câu nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, khi con người sống tâm thế lạc quan và thường xuyên nở nụ cười với người chung quanh, não bộ sẽ tăng cường sản xuất các hormone giảm căng thẳng như endorphin và các chất dẫn truyền; và chính các loại hormone này sẽ giúp hệ thống miễn dịch mạnh hơn, cũng như làm giảm bớt trạng thái căng thẳng.
Suy nghĩ tích cực, sống và làm việc trong tâm thế an yên và hạnh phúc sẽ luôn cảm thấy dồi dào năng lượng, tràn đầy sức sống.
Bởi lẽ thế, một người biết suy nghĩ tích cực, sống và làm việc trong tâm thế an yên và hạnh phúc sẽ luôn cảm thấy dồi dào năng lượng, tràn đầy sức sống. Chính nguồn năng lượng tích cực vô giá này đã giúp họ nuôi dưỡng cả thân – tâm – trí khỏe mạnh và bình an.
Thân khỏe thì tâm khỏe, tâm khỏe thì thân khỏe, đó đã là quy luật bất biến mà cả giới khoa học và tâm linh đều phải thừa nhận. Vậy nên, bất kể tình trạng sức khỏe có như nào đi chăng nữa, việc suy nghĩ tích cực và sống với một tâm thế bình an, vui vẻ sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho cả thân và tâm rất nhiều đấy.
RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC RA SAO?
Luôn nói cảm ơn, không phàn nàn về những chuyện vặt vãnh, hay đơn giản là chủ động chào hỏi và nở nụ cười với người khác mỗi ngày… là những cách đơn giản nhất để rèn luyện lối sống và tư duy tích cực của bản thân. Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp khác mà bạn có thể bắt đầu áp dụng ngay lúc này:
Rèn luyện tư duy tích cực bằng cách xây dựng cho bản thân một lối sống và thái độ sống tích cực.
Chủ động tìm kiếm và chọn lọc những yếu tố ngoại cảnh tác động đến cuộc sống của chúng ta: con người, mối quan hệ, thông tin chúng ta nghe được hay đọc được,…
Khi đứng trước khó khăn và thách thức, hãy tập trung tìm kiếm giải pháp trước tiên thay vì than vãn và oán trách yếu tố xung quanh
Tham gia các hoạt động như tập yoga, thiền định, tập thể dục
Học hỏi từ những người tích cực cũng có thể giúp bạn rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả
II. TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN LÀ GÌ?
Tư duy đúng đắn – hay trong Phật học gọi là Chánh Tư Duy, chính là cách để ta nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đa chiều nhất có thể, để từ đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho bản thân mà không làm tổn hại đến bất kỳ điều gì.
Đây là một dạng tư duy đòi hỏi tính logic, nó giúp ta nhìn nhận bản chất của từng sự việc hiện tượng, từ đó phân tích phải trái/đúng sai. Nghe thì khá giống với Critical Thinking (tạm dịch là tư duy phản biện), đây cũng là một loại tư duy phân định rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ, khách quan.
Đây là một dạng tư duy đòi hỏi tính logic, nó giúp ta nhìn nhận bản chất của từng sự việc hiện tượng.
Tuy nhiên, tư duy đúng đắn còn đòi hỏi chúng ta phải thấu rõ rõ đạo đời, đối nhân xử thế, để từ đó những gì chúng ta tư duy và thực hiện đều hướng tới lợi ích cho mình, cho xã hội và cho cả thiên nhiên. Nói đúng hơn, tư duy đúng đắn buộc chúng ta phải giữ vững chuẩn mực đạo đức và tính công tâm của đạo làm người.
Ngoài ra, lối tư duy này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn đa chiều hơn, từ đó giúp ta bước qua khó khăn, thách thức trên cuộc đời một cách bình an và vững chãi.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC
Quả thật tư duy tích cực là một lối tư duy, hay nói đúng hơn là một thái độ sống rất tốt cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng và chỉ sống đơn thuần bằng tư duy tích cực, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào trạng thái luôn ở trên mây, thiếu thực tế. Nó giống như việc: “đặt bạn trên ngọn cây mà không biết bao giờ sẽ rơi!”
Lấy ví dụ về việc lạm dụng tư duy tích cực như sau: Bạn vừa mua một món đồ đắt tiền. Thế nhưng chỉ trong một phút bất cẩn và lơ là, món đồ đắt tiền của bạn bị kẻ trộm cuỗm đi mất. Thế là bạn nghĩ: “Ôi may quá! Của đi thay người. Mình cứ cố gắng làm việc để mua cái mới là được!”
Đấy là tư duy tích cực, nhưng chưa đúng đắn. Bởi nếu cứ để thói lơ là bất cẩn kéo dài, chắc chắn trong tương lai bạn sẽ rơi vào nhiều cảnh huống tồi tệ hơn. Chẳng hạn như, bạn bất cẩn và quên khóa cửa nhà vào ban đêm, liệu sẽ có chuyện gì xảy ra nếu đêm đó lũ trộm lẻn vào nhà bạn? Bạn sẽ làm gì nếu sự tình không dừng lại ở việc mất cắp?
Bạn sẽ dễ rơi vào tình huống nguy hiểm nếu quá lạm dụng lối tư duy tích cực.
Nếu xét theo tư duy đúng đắn, bạn phải cho rằng việc bị đánh cắp là do bản thân bất cẩn, mình phải rút kinh nghiệm để từ đó trông coi đồ đạc tốt hơn. Chứ người mình có thương tích, có bị làm sao đâu mà lại đổ thừa “của đi thay người”?
Bù lại cho thiếu sót của tư duy tích cực (thường chỉ tập trung nhìn nhận vào mặt tốt của sự việc), tư duy đúng đắn giúp chúng ta có góc nhìn đa chiều, khách quan, chân thật và trung thực nhất về sự việc.
Nói tóm lại, tư duy đúng đắn còn đại diện cho một khía cạnh trong câu nói: “BẠN CHỈ CÓ THỂ THAY ĐỔI SỐ PHẬN BẰNG TRI THỨC ĐÚNG”
RÈN LUYỆN TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN RA SAO?
Để có thể rèn luyện tư duy đúng đắn, bạn phải liên tục áp dụng tiến trình Quan Sát – Phân Tích – Đúc Kết cho mọi sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống. Xem xét đâu là “nhân” và đâu là “quả”, từ đó đưa ra lựa chọn đúng trên góc nhìn đa chiều và từ sự quan sát kỹ càng, phân tích sâu sắc của chính bạn.
Hơn thế nữa, để có được lối tư duy đúng đắn phù hợp với cả bản thân và cả xã hội, bạn buộc phải liên tục trau dồi và chọn lọc những tri thức tinh hoa nhất, giá trị nhất từ Tam Bảo (thầy hiền trí – tủ sách hay – nhóm bạn tốt).
Bạn buộc phải dám dấn thân, dám nắm lấy cơ hội và đương đầu với mọi thử thách, khó khăn. Để rồi từ đó phải biết đúc rút, chắt lọc kinh nghiệm quý báu từ chính trải nghiệm và sai lầm mà bạn đã từng có trong quá khứ. Đó cũng là một trong những phương pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện lối tư duy đúng đắn trên đường đời.
Bạn cũng có thể bắt đầu học thiền Vipassana, đưa chánh niệm vào đời sống. Bởi khi bạn biết cách định tĩnh tâm trí trong mọi cảnh huống khó nhằn, bạn mới có thể sinh ra trí tuệ sáng suốt; và chính sự sáng suốt này sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và thấu đáo nhất có thể.
III. CÔNG THỨC THÀNH CÔNG: KẾT HỢP CẢ HAI LOẠI TƯ DUY
Tư duy tích cực và tư duy đúng đắn đều cần thiết và có thể đi đôi với nhau. Tư duy tích cực tựa như thái độ sống hơn là một phương thức suy nghĩ. Tư duy đúng đắn lại là cách chúng ta suy nghĩ, cách chúng ta nhìn nhận vấn đề đó theo chiều hướng logic và sát sao với thực tiễn nhất.
Những người thật sự thành công và tài giỏi sẽ biết dùng tư duy tích cực để lấy động lực, để vượt qua những khó khăn và thách thức. Sau đó, họ sẽ biết sử dụng tư duy đúng đắn để nhìn vào sự thật của những vấn đề hệ trọng hơn.
Người thành công sẽ biết kết hợp cả hai loại hình tư duy tích cực và tư duy đúng đắn.
Họ sẽ vận dụng kỹ năng quan sát thấu đáo vấn đề, sau đó phân tích kỹ lưỡng từng mắt xích; và cuối cùng đúc rút lại toàn bộ quá trình để có thể đưa những cải tiến vượt bậc, hoặc là những giải pháp hợp lý nhất, tối ưu nhất cho khó khăn của riêng họ.
Lựa chọn đúng sẽ thay đổi số phận, đó là lý do vì sao tôi làm rõ cho các bạn về chủ đề TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN để các bạn rèn được tính cẩn trọng cho mỗi quyết định trong đời.
Trong lớp “Chánh Kiến 1 – Đánh Thức Ý Nghĩa Cuộc Đời”, tôi sẽ cho bạn phương pháp cụ thể rèn luyện tư duy đúng đắn, đồng thời hướng dẫn bạn áp dụng lối tư duy đúng vào cuộc sống, từ đó giúp bạn làm chủ số phận, tìm được giá trị sống của riêng mình và thay đổi vận mệnh bản thân!