top of page
melinda993

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC: Làm Sai Cách - "Rước" Khổ Đau

Updated: May 9, 2023

Lòng tốt vốn là một đức tính vô cùng quý báu và không gì có thể thay thế được. Khi bạn đưa lòng tốt trở thành hành động cụ thể, nó trở thành tài sản tinh thần khiến cả người cho và nhận đều thấy hân hoan, hạnh phúc. Thế nhưng, lòng tốt cần phải được đặt đúng chỗ, đúng người và đúng việc. Còn không tức là đang hại mình và hại cả người.


4 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

Giúp người là việc tốt, nhưng có đôi khi vì lòng tốt lại gây ra sai lầm, để lại nhiều hệ lụy khổ đau cho cả người và cho cả ta. Vì vậy, chúng ta nên lưu tâm 4 điều sau khi muốn giúp đỡ người khác:


1. ĐỪNG GIÚP NHỮNG VIỆC GÂY TỔN HẠI ĐẾN NGƯỜI KHÁC

Nếu có ai đó nhờ bạn giúp việc làm hại người khác, đừng hấp tấp nhận lời giúp đỡ, bạn sẽ không thể biết được thiện chí của mình có thể gây những tổn thương gì đến người kia. Huống hồ việc này còn khiến bạn đánh mất phước báo của bản thân, như thế thì còn đâu ý nghĩa của việc giúp người?

Trong trường hợp này, dù tâm tính và hành vi của bạn đều xuất phát từ lòng tốt nhưng lại trở thành điều tiêu cực. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân trước khi đưa ra quyết định: – Điều đó có hại người không? – Điều đó có hại mình không? – Và điều đó có hại cho thiên nhiên không?


2. ĐỪNG GIÚP NGƯỜI KHÁC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG

Những tiếc nuối lớn nhất trong đời người đều được gói gọn trong 4 chữ: “Tôi đã có thể…”. Nhiều người chỉ tùy ý nghe theo người khác mà không tự đưa ra lựa chọn, để rồi về sau lại ôm nỗi hối hận theo một đời. Tệ hơn nữa, cũng vì vậy mà nhiều người thường có thái độ tiêu cực rồi đổ lỗi, bắt ép người đã “giúp” họ đưa ra quyết định phải chịu trách nhiệm khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra.

Giúp đỡ người khác bằng việc đưa ra quyết định giúp họ là một lựa chọn sai lầm.
Giúp đỡ người khác bằng việc đưa ra quyết định giúp họ là một lựa chọn sai lầm.

Mỗi người ai cũng phải có trách nhiệm cho sự lựa chọn của riêng mình. Ta có thể lắng nghe để có góc nhìn đa chiều, chứ không phải là để mất đi Chánh Kiến của bản thân. Vậy nên, nếu có ai đó nhờ bạn đưa ra một quyết định quan trọng, đừng vội mù quáng nhận lời. Hãy chậm lại, tĩnh lại, để cho TRÍ TUỆ sáng suốt khởi sinh và quan sát vấn đề một cách khách quan nhất để có thể hãy đưa ra lời khuyên cho họ.


Quan trọng nhất, bạn vẫn phải làm rõ rằng, “góc nhìn” của bạn cũng chỉ là lời khuyên, là ý kiến đóng góp, quyết định cuối cùng vẫn tuyệt nhiên nằm ở đối phương. Tuyệt đối đừng quên điều này!


3. ĐỪNG CỐ GIÚP VIỆC QUÁ KHẢ NĂNG CỦA MÌNH

Làm việc thiện cũng cần thước đo, đừng vì bất kỳ điều gì mà làm những việc vượt quá khả năng của mình. Khi bạn liều lĩnh giúp đỡ một ai đó mà không suy xét lại năng lực của bản thân, điều đó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, thậm chí là phản tác dụng và để lại hệ lụy cho cả người xung quanh bạn.


Khi bạn cố giúp đỡ người khác những chuyện vượt quá khả năng của mình, bạn ít nhiều cũng có thể gây ra sai lầm do không đủ sức khỏe, không đủ khả năng, không đủ nguồn lực; hỏng việc của đối phương, lúc đó thậm chí còn chịu thêm lời oán trách. Tiền mất tật mang, hại cả đôi đường.


Hãy biết từ chối một cách khéo léo và lựa chọn giúp đỡ một cách thông minh. Đừng vội nhận lời chỉ vì sĩ diện của bản thân nhé!


4. ĐỪNG CHỈ GIÚP NGƯỜI BẰNG CÁCH CHO ĐI TIỀN TÀI VÀ VẬT CHẤT

Người xưa từng có câu: “Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù.” Nghĩa là, khi bạn cho một người đói khổ một bát gạo. Trao một lần, giải quyết được vấn đề lớn, người đó sẽ biết ơn bạn vô cùng. Nhưng trao đến lần hai, lần ba,… thậm chí là “n” lần sau đó sẽ khiến đối phương nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên, họ sẽ xem đó chính là trách nhiệm của bạn.

Đừng chỉ trao đi tiền tài vật chất và nghĩ đó là giúp đỡ họ
Đừng chỉ trao đi tiền tài vật chất và nghĩ đó là giúp đỡ họ

Vì vậy, nếu chỉ biết giúp đỡ người khác bằng cách cho đi tiền tài hay của cải vật chất, ấy tức là bạn đã nuôi “tâm ỷ lại” và “tâm mong cầu” từ người đó; và khi cái tâm đấy lớn dần, họ chỉ biết chờ đợi sự giúp đỡ từ bạn mà đánh mất đi ý chí sinh tồn của bản thân.


Hoặc tệ hơn, khi bạn ngừng cho đi, đối phương sẽ trở mặt mà ghen ghét, thậm chí còn đem lòng oán hận dành cho bạn. Bởi thế, đừng chỉ biết giúp người “nuôi thân” bằng cách liên tục nhồi nhét tài vật cho họ, làm như thế lâu dài tức là đang hại người và hại cả mình.


Tuy nhiên, cũng đừng quá đề cao sự cảnh giác mà đánh mất đi sự thiện lương từ tâm của chính bạn. Bạn phải phân biệt rõ khi giúp người khác thì cần có sự tỉnh thức, cần có sự quan sát thấu đáo nhất có thể để có hướng giúp người hiệu quả và đúng đắn.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC ĐÚNG CÁCH?

Khi muốn giúp đỡ người khác, hãy giúp họ nuôi dưỡng 3 Gốc Rễ: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực. Đừng chỉ cho đi tiền tài vật chất, hay chỉ giúp đỡ mù quáng mà không suy xét lại hành động.


Biết cách trao đi trên nền tảng Đạo Đức, Trí Tuệ và Nghị Lực là đang giúp người nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp từ bên trong, rồi từ đó họ tự mình ngộ ra đạo lý một đời và tìm được hạnh phúc bằng chính sức họ.


GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Đạo đức được hiểu là vị tha lớn hơn vị kỷ – mình vì mọi người, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Vì vậy, đạo đức cũng chính yếu tố cốt lõi nhất để con người tránh khỏi khổ đau và tìm thấy hạnh phúc.


Nếu bạn chỉ chăm chăm giúp người bằng cách đáp ứng những gì họ CẦN, tức chỉ giúp họ “nuôi thân” thay vì rèn luyện tâm tính, việc này lâu dần sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tôi đã giải thích: họ có thể trở mặt, quay sang căm ghét và thù hận bạn một khi bạn từ chối giúp đỡ họ. Đấy là minh chứng cho việc khi con người thiếu đi đạo đức, họ phản ứng tiêu cực như thế là vì họ vốn không hề quan tâm đến người khác mà chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.

Hãy giúp người khác nuôi dưỡng Đạo đức thay vì chỉ đáp ứng những gì “họ cần”
Hãy giúp người khác nuôi dưỡng Đạo đức thay vì chỉ đáp ứng những gì “họ cần”

Đừng ngó lờ Đạo đức khi bạn muốn giúp người khác trở nên tốt đẹp hơn. Hãy giúp họ nuôi dưỡng tâm tính tốt đẹp bằng cách tạo cơ hội cho họ tham gia làm thiện nguyện, tham gia những hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng… Việc này có thể giúp họ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc thông qua việc sống cống hiến và biết cho đi.


Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Những người thường xuyên giúp đỡ người khác có thể tăng sản xuất oxytocin trong cơ thể. Đây là một loại hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm và giúp con người sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn.


Đồng thời, tham gia vào những hoạt động thiện nguyện thường xuyên cũng sẽ giúp cho con người nâng tầm hệ giá trị đạo đức của bản thân; giúp đỡ người khác thay đổi tư duy, chuyển hóa nhận thức theo hướng tích cực và sâu sắc. Điều này vô hình trung khiến cuộc sống của con người chúng ta thêm muôn phần ý nghĩa và mang đậm màu sắc của tình yêu thương.


GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN NỀN TẢNG TRÍ TUỆ

Khác với tiền bạc và vật chất chỉ tồn tại khi ta còn nắm trong tay, tri thức đúng sẽ luôn theo ta, trở thành máu thịt của ta và khiến cuộc đời thêm hanh thông trong mọi sự. Vì vậy, hãy giúp đỡ người khác bằng cách trao cho họ trí tuệ thông qua nguồn tri thức tinh hoa.


Bạn có thể chia sẻ cho họ những kiến thức, kinh nghiệm và tư duy đúng đắn để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Bạn cũng nên khuyến khích họ tìm hiểu về chánh pháp, hoặc đọc những cuốn sách tinh hoa về triết học, tâm lý học, khoa học và các lĩnh vực liên quan đến việc phát triển tâm thức.

Việc này sẽ giúp họ tự trau dồi cho mình lượng kiến thức đúng đắn và có góc nhìn đa chiều về đời sống, có như thế họ có mới tự mình thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức và tự xây hạnh phúc vững bền cho bản thân.


Sau đây là 4 Cách Giúp Người mà tôi đã từng chia sẻ trong lớp “Chánh Kiến 1 – Đánh Thức Ý Nghĩa Cuộc Đời”, bạn có thể xem qua để hiểu vì sao tôi khuyến khích không nên giúp người bằng tiền tài và vật chất.


Từ Thiện Đúng Cách – 4 Cách Giúp Người

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN NỀN TẢNG NGHỊ LỰC

Cái kiềng 3 chân Đạo Đức-Trí Tuệ-Nghị Lực luôn đi cùng nhau, và bổ trợ cho nhau. Là nền tảng để phát triển nhân cách của con người. Thiếu trí tuệ, đạo đức sẽ đi nhầm đường. Thiếu nghị lực, đạo đức không đủ sức để khởi sinh.


Vì vậy, Nghị Lực cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu bạn muốn giúp ai đó tìm được hạnh phúc đời người. Bạn có thể khuyến khích họ tạo thói quen tốt từ những việc nhỏ. Đó là cách dễ nhất để rèn luyện Nghị Lực bằng cách bỏ dần những thói quen xấu và đạt được mục tiêu lớn hơn.


Hãy gợi ý cho họ những hoạt động thú vị như đọc sách, chạy bộ mỗi ngày hoặc tham gia vào các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Bằng cách kiên trì và đam mê, họ sẽ có thể trở thành phiên bản vượt thoát tốt nhất của chính họ.


Tuy nhiên, nghị lực là điều khó khăn nhất để giữ vững trong thời gian đầu. Vì thế bạn nên tạo điều kiện cho họ được hòa mình vào môi trường rèn luyện như Câu Lạc Bộ, cộng đồng, đội nhóm,… Có được nhóm bạn tốt bên mình, nghị lực và ý chí của con người mới có thể bền bỉ và lâu dài nhờ vào sự nâng đỡ và hỗ trợ tinh thần từ đội nhóm.

Có được nhóm bạn tốt kề bên mới có thể giúp con người rèn luyện Nghị Lực dễ dàng
Có được nhóm bạn tốt kề bên, con người mới có thể rèn luyện Nghị Lực dễ dàng

Khoa học cũng đã chứng minh kỷ luật của con người được giữ vững hơn khi tham gia vào hoạt động đội nhóm thông qua một thử nghiệm sau:


Họ tập hợp 2 nhóm người có cùng mục tiêu rèn luyện sức khỏe bằng cách chạy bộ mỗi ngày. Nhóm thứ 1 là những người hoạt động riêng lẻ, họ tự thân tự mình chạy vào mỗi sáng mà không có ai kề bên. Nhóm thứ 2 hoạt động cùng đội nhóm, họ thường có một nhóm bạn từ 5-7 người tham gia chạy bộ cùng.


Họ theo dõi hoạt động và hành vi của cả hai nhóm người trong vòng một tháng. Kết quả cho thấy hoàn toàn đúng với dự kiến ban đầu: nhóm người thứ 1 hầu như đã bỏ cuộc với mục tiêu chạy bộ mỗi ngày chỉ sau vài tuần, trong khi đó nhóm thứ 2 – những người có nhóm bạn đồng hành lại có thể giữ vững mục tiêu ban đầu và biến cả việc chạy bộ trở thành thói quen.


LỜI KẾT

Nhân quả đều do mỗi người nắm giữ, bất kể là đã có hay chưa có mục tiêu của riêng đời mình thì cũng hãy dành thời gian giúp đỡ người khác. Không nhất thiết phải là những việc vĩ đại hay lớn lao, bởi chính bạn đã khiến bản thân trở nên vĩ đại khi bạn lan tỏa sự tử tế và tình thương yêu vô điều kiện đến với thế giới chung quanh. Hãy sống và lan tỏa điều tử tế bằng tri thức đúng đắn bạn nhé!

Related Posts

See All

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC: Làm Sai Cách - "Rước" Khổ Đau

Updated: May 9, 2023

Lòng tốt vốn là một đức tính vô cùng quý báu và không gì có thể thay thế được. Khi bạn đưa lòng tốt trở thành hành động cụ thể, nó trở thành tài sản tinh thần khiến cả người cho và nhận đều thấy hân hoan, hạnh phúc. Thế nhưng, lòng tốt cần phải được đặt đúng chỗ, đúng người và đúng việc. Còn không tức là đang hại mình và hại cả người.


4 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

Giúp người là việc tốt, nhưng có đôi khi vì lòng tốt lại gây ra sai lầm, để lại nhiều hệ lụy khổ đau cho cả người và cho cả ta. Vì vậy, chúng ta nên lưu tâm 4 điều sau khi muốn giúp đỡ người khác:


1. ĐỪNG GIÚP NHỮNG VIỆC GÂY TỔN HẠI ĐẾN NGƯỜI KHÁC

Nếu có ai đó nhờ bạn giúp việc làm hại người khác, đừng hấp tấp nhận lời giúp đỡ, bạn sẽ không thể biết được thiện chí của mình có thể gây những tổn thương gì đến người kia. Huống hồ việc này còn khiến bạn đánh mất phước báo của bản thân, như thế thì còn đâu ý nghĩa của việc giúp người?

Trong trường hợp này, dù tâm tính và hành vi của bạn đều xuất phát từ lòng tốt nhưng lại trở thành điều tiêu cực. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân trước khi đưa ra quyết định: – Điều đó có hại người không? – Điều đó có hại mình không? – Và điều đó có hại cho thiên nhiên không?


2. ĐỪNG GIÚP NGƯỜI KHÁC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG

Những tiếc nuối lớn nhất trong đời người đều được gói gọn trong 4 chữ: “Tôi đã có thể…”. Nhiều người chỉ tùy ý nghe theo người khác mà không tự đưa ra lựa chọn, để rồi về sau lại ôm nỗi hối hận theo một đời. Tệ hơn nữa, cũng vì vậy mà nhiều người thường có thái độ tiêu cực rồi đổ lỗi, bắt ép người đã “giúp” họ đưa ra quyết định phải chịu trách nhiệm khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra.

Giúp đỡ người khác bằng việc đưa ra quyết định giúp họ là một lựa chọn sai lầm.
Giúp đỡ người khác bằng việc đưa ra quyết định giúp họ là một lựa chọn sai lầm.

Mỗi người ai cũng phải có trách nhiệm cho sự lựa chọn của riêng mình. Ta có thể lắng nghe để có góc nhìn đa chiều, chứ không phải là để mất đi Chánh Kiến của bản thân. Vậy nên, nếu có ai đó nhờ bạn đưa ra một quyết định quan trọng, đừng vội mù quáng nhận lời. Hãy chậm lại, tĩnh lại, để cho TRÍ TUỆ sáng suốt khởi sinh và quan sát vấn đề một cách khách quan nhất để có thể hãy đưa ra lời khuyên cho họ.


Quan trọng nhất, bạn vẫn phải làm rõ rằng, “góc nhìn” của bạn cũng chỉ là lời khuyên, là ý kiến đóng góp, quyết định cuối cùng vẫn tuyệt nhiên nằm ở đối phương. Tuyệt đối đừng quên điều này!


3. ĐỪNG CỐ GIÚP VIỆC QUÁ KHẢ NĂNG CỦA MÌNH

Làm việc thiện cũng cần thước đo, đừng vì bất kỳ điều gì mà làm những việc vượt quá khả năng của mình. Khi bạn liều lĩnh giúp đỡ một ai đó mà không suy xét lại năng lực của bản thân, điều đó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, thậm chí là phản tác dụng và để lại hệ lụy cho cả người xung quanh bạn.


Khi bạn cố giúp đỡ người khác những chuyện vượt quá khả năng của mình, bạn ít nhiều cũng có thể gây ra sai lầm do không đủ sức khỏe, không đủ khả năng, không đủ nguồn lực; hỏng việc của đối phương, lúc đó thậm chí còn chịu thêm lời oán trách. Tiền mất tật mang, hại cả đôi đường.


Hãy biết từ chối một cách khéo léo và lựa chọn giúp đỡ một cách thông minh. Đừng vội nhận lời chỉ vì sĩ diện của bản thân nhé!


4. ĐỪNG CHỈ GIÚP NGƯỜI BẰNG CÁCH CHO ĐI TIỀN TÀI VÀ VẬT CHẤT

Người xưa từng có câu: “Một bát gạo tạo nên ân nhân, một đấu thóc tạo nên kẻ thù.” Nghĩa là, khi bạn cho một người đói khổ một bát gạo. Trao một lần, giải quyết được vấn đề lớn, người đó sẽ biết ơn bạn vô cùng. Nhưng trao đến lần hai, lần ba,… thậm chí là “n” lần sau đó sẽ khiến đối phương nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên, họ sẽ xem đó chính là trách nhiệm của bạn.

Đừng chỉ trao đi tiền tài vật chất và nghĩ đó là giúp đỡ họ
Đừng chỉ trao đi tiền tài vật chất và nghĩ đó là giúp đỡ họ

Vì vậy, nếu chỉ biết giúp đỡ người khác bằng cách cho đi tiền tài hay của cải vật chất, ấy tức là bạn đã nuôi “tâm ỷ lại” và “tâm mong cầu” từ người đó; và khi cái tâm đấy lớn dần, họ chỉ biết chờ đợi sự giúp đỡ từ bạn mà đánh mất đi ý chí sinh tồn của bản thân.


Hoặc tệ hơn, khi bạn ngừng cho đi, đối phương sẽ trở mặt mà ghen ghét, thậm chí còn đem lòng oán hận dành cho bạn. Bởi thế, đừng chỉ biết giúp người “nuôi thân” bằng cách liên tục nhồi nhét tài vật cho họ, làm như thế lâu dài tức là đang hại người và hại cả mình.


Tuy nhiên, cũng đừng quá đề cao sự cảnh giác mà đánh mất đi sự thiện lương từ tâm của chính bạn. Bạn phải phân biệt rõ khi giúp người khác thì cần có sự tỉnh thức, cần có sự quan sát thấu đáo nhất có thể để có hướng giúp người hiệu quả và đúng đắn.


LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC ĐÚNG CÁCH?

Khi muốn giúp đỡ người khác, hãy giúp họ nuôi dưỡng 3 Gốc Rễ: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực. Đừng chỉ cho đi tiền tài vật chất, hay chỉ giúp đỡ mù quáng mà không suy xét lại hành động.


Biết cách trao đi trên nền tảng Đạo Đức, Trí Tuệ và Nghị Lực là đang giúp người nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp từ bên trong, rồi từ đó họ tự mình ngộ ra đạo lý một đời và tìm được hạnh phúc bằng chính sức họ.


GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Đạo đức được hiểu là vị tha lớn hơn vị kỷ – mình vì mọi người, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Vì vậy, đạo đức cũng chính yếu tố cốt lõi nhất để con người tránh khỏi khổ đau và tìm thấy hạnh phúc.


Nếu bạn chỉ chăm chăm giúp người bằng cách đáp ứng những gì họ CẦN, tức chỉ giúp họ “nuôi thân” thay vì rèn luyện tâm tính, việc này lâu dần sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tôi đã giải thích: họ có thể trở mặt, quay sang căm ghét và thù hận bạn một khi bạn từ chối giúp đỡ họ. Đấy là minh chứng cho việc khi con người thiếu đi đạo đức, họ phản ứng tiêu cực như thế là vì họ vốn không hề quan tâm đến người khác mà chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.

Hãy giúp người khác nuôi dưỡng Đạo đức thay vì chỉ đáp ứng những gì “họ cần”
Hãy giúp người khác nuôi dưỡng Đạo đức thay vì chỉ đáp ứng những gì “họ cần”

Đừng ngó lờ Đạo đức khi bạn muốn giúp người khác trở nên tốt đẹp hơn. Hãy giúp họ nuôi dưỡng tâm tính tốt đẹp bằng cách tạo cơ hội cho họ tham gia làm thiện nguyện, tham gia những hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng… Việc này có thể giúp họ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc thông qua việc sống cống hiến và biết cho đi.


Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Những người thường xuyên giúp đỡ người khác có thể tăng sản xuất oxytocin trong cơ thể. Đây là một loại hormone có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm và giúp con người sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn.


Đồng thời, tham gia vào những hoạt động thiện nguyện thường xuyên cũng sẽ giúp cho con người nâng tầm hệ giá trị đạo đức của bản thân; giúp đỡ người khác thay đổi tư duy, chuyển hóa nhận thức theo hướng tích cực và sâu sắc. Điều này vô hình trung khiến cuộc sống của con người chúng ta thêm muôn phần ý nghĩa và mang đậm màu sắc của tình yêu thương.


GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN NỀN TẢNG TRÍ TUỆ

Khác với tiền bạc và vật chất chỉ tồn tại khi ta còn nắm trong tay, tri thức đúng sẽ luôn theo ta, trở thành máu thịt của ta và khiến cuộc đời thêm hanh thông trong mọi sự. Vì vậy, hãy giúp đỡ người khác bằng cách trao cho họ trí tuệ thông qua nguồn tri thức tinh hoa.


Bạn có thể chia sẻ cho họ những kiến thức, kinh nghiệm và tư duy đúng đắn để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Bạn cũng nên khuyến khích họ tìm hiểu về chánh pháp, hoặc đọc những cuốn sách tinh hoa về triết học, tâm lý học, khoa học và các lĩnh vực liên quan đến việc phát triển tâm thức.

Việc này sẽ giúp họ tự trau dồi cho mình lượng kiến thức đúng đắn và có góc nhìn đa chiều về đời sống, có như thế họ có mới tự mình thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức và tự xây hạnh phúc vững bền cho bản thân.


Sau đây là 4 Cách Giúp Người mà tôi đã từng chia sẻ trong lớp “Chánh Kiến 1 – Đánh Thức Ý Nghĩa Cuộc Đời”, bạn có thể xem qua để hiểu vì sao tôi khuyến khích không nên giúp người bằng tiền tài và vật chất.


Từ Thiện Đúng Cách – 4 Cách Giúp Người

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC DỰA TRÊN NỀN TẢNG NGHỊ LỰC

Cái kiềng 3 chân Đạo Đức-Trí Tuệ-Nghị Lực luôn đi cùng nhau, và bổ trợ cho nhau. Là nền tảng để phát triển nhân cách của con người. Thiếu trí tuệ, đạo đức sẽ đi nhầm đường. Thiếu nghị lực, đạo đức không đủ sức để khởi sinh.


Vì vậy, Nghị Lực cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu bạn muốn giúp ai đó tìm được hạnh phúc đời người. Bạn có thể khuyến khích họ tạo thói quen tốt từ những việc nhỏ. Đó là cách dễ nhất để rèn luyện Nghị Lực bằng cách bỏ dần những thói quen xấu và đạt được mục tiêu lớn hơn.


Hãy gợi ý cho họ những hoạt động thú vị như đọc sách, chạy bộ mỗi ngày hoặc tham gia vào các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Bằng cách kiên trì và đam mê, họ sẽ có thể trở thành phiên bản vượt thoát tốt nhất của chính họ.


Tuy nhiên, nghị lực là điều khó khăn nhất để giữ vững trong thời gian đầu. Vì thế bạn nên tạo điều kiện cho họ được hòa mình vào môi trường rèn luyện như Câu Lạc Bộ, cộng đồng, đội nhóm,… Có được nhóm bạn tốt bên mình, nghị lực và ý chí của con người mới có thể bền bỉ và lâu dài nhờ vào sự nâng đỡ và hỗ trợ tinh thần từ đội nhóm.

Có được nhóm bạn tốt kề bên mới có thể giúp con người rèn luyện Nghị Lực dễ dàng
Có được nhóm bạn tốt kề bên, con người mới có thể rèn luyện Nghị Lực dễ dàng

Khoa học cũng đã chứng minh kỷ luật của con người được giữ vững hơn khi tham gia vào hoạt động đội nhóm thông qua một thử nghiệm sau:


Họ tập hợp 2 nhóm người có cùng mục tiêu rèn luyện sức khỏe bằng cách chạy bộ mỗi ngày. Nhóm thứ 1 là những người hoạt động riêng lẻ, họ tự thân tự mình chạy vào mỗi sáng mà không có ai kề bên. Nhóm thứ 2 hoạt động cùng đội nhóm, họ thường có một nhóm bạn từ 5-7 người tham gia chạy bộ cùng.


Họ theo dõi hoạt động và hành vi của cả hai nhóm người trong vòng một tháng. Kết quả cho thấy hoàn toàn đúng với dự kiến ban đầu: nhóm người thứ 1 hầu như đã bỏ cuộc với mục tiêu chạy bộ mỗi ngày chỉ sau vài tuần, trong khi đó nhóm thứ 2 – những người có nhóm bạn đồng hành lại có thể giữ vững mục tiêu ban đầu và biến cả việc chạy bộ trở thành thói quen.


LỜI KẾT

Nhân quả đều do mỗi người nắm giữ, bất kể là đã có hay chưa có mục tiêu của riêng đời mình thì cũng hãy dành thời gian giúp đỡ người khác. Không nhất thiết phải là những việc vĩ đại hay lớn lao, bởi chính bạn đã khiến bản thân trở nên vĩ đại khi bạn lan tỏa sự tử tế và tình thương yêu vô điều kiện đến với thế giới chung quanh. Hãy sống và lan tỏa điều tử tế bằng tri thức đúng đắn bạn nhé!

1,350 views0 comments
bottom of page